Hệ thống pháp luật

đình chỉ tố tụng

"đình chỉ tố tụng" được hiểu như sau:

Một trong những cách thức cơ quan tiến hành tố tụng kết thúc vụ án. Việc đình chỉ tố tụng có thể được thực hiện ở bất cứ giai đoạn tố tụng nào khi có những căn cứ do pháp luật quy định.Trong tố tụng hình sự, các thuật ngữ đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án cũng đều có nghĩa là đình chỉ tố tụng. Tùy theo từng giai đoạn tố tụng mà Cơ quan điều tra quyết định đình chỉ điều tra, Viện Kiểm sát hoặc Tòa án quyết định đình chỉ vụ án. Những căn cứ để đình chỉ tố tụng hình sự là: không có sự việc phạm tội; hành vi không cấu thành tội phạm- người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; tội phạm đã được đại xá; người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác; đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.Ngoài ra, Viện kiểm sát cũng có thể ra quyết định đình chỉ vụ án nếu thấy vụ án thuộc một trong cáctrường hợp sau đây: người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt tội phạm; do chuyển biến của tình hìnhmà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa; người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây nguy hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.Ở giai đoạn điều tra, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định đình chỉ điều tra; ở giai đoạn truy tố, Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định đình chỉ vụ án; ở giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán được phân công Chủ tọa phiên tòa quyết định đình chỉ vụ án; nếu vụ án được đưa ra xét xử tại phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì Hội đồng xét xử quyết định đình chỉ vụ án.Trong tố tụng dân sự, thuật ngữ đình chỉ tố tụng có nghĩa là đình chỉ việc giải quyết vụ án. Sau khithụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự nếuthuộc một trong các trường hợp sau: nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụcủa họ không được thừa kế; cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó; người khởi kiện rútđơn khởi kiện và được Tòa án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện; cơ quan tổ chức rút văn bản khởi kiện trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án; các đương sự đã tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án; nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt; đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó; các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.Khi đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự xóa tênvụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu vụ ánthuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật.Ở giai đoạn điều tra và chuẩn bị xét xử, Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án có quyền quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Nếu vụ án đã đưa ra xét xử thì Hội đồng xét xử quyết định đình chỉ vụ án và phải tống đạt quyết định đó cho các đương sự vắng mặt.