Hệ thống pháp luật

Điều kiện thi vào trường quân đội

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL32591

Câu hỏi:

Em là học sinh cấp 3 lớp 10 em được hạnh kiểm khá, với lại trước đây bố em đi bộ đội nhưng đào ngũ thế thì em có được xét tuyển vào các trường quân đội không ạ?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Tại mục 2 Thông tư 17/2016/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn tuyển sinh như sau:

Tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức:

Thí sinh tự nguyện đăng ký dự tuyển vào các trường trong Quân đội; khi trúng tuyển vào học phải tuyệt đối chấp hành sự phân công công tác của nhà trường và Bộ Quốc phòng.

Chính trị, đạo đức:

– Phẩm chất đạo đức tốt, là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, lý lịch chính trị gia đình và bản thân phải rõ ràng, đủ Điều kiện để kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, không vi phạm quy định tại Điều 2 Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng.

“ Có cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng; vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng của vợ hoặc chồng:

2.1. Đã làm tình báo, gián điệp, chỉ điểm, mật báo viên, cộng tác viên hoặc làm việc cho các cơ quan an ninh, tình báo, cảnh sát đặc biệt của địch.

2.2. Tham gia bộ máy chính quyền, lực lượng vũ trang, bán vũ trang của địch có tội ác với cách mạng, với nhân dân; giữ  chức vụ ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thư ký hoặc tương dương trong các đảng phái, tổ chức chính trị phản động, đứng đầu tổ chức chính trị- xã hội do địch lập ra từ cấp xã và tương đương trở lên.

Trường hợp đặc biệt, người xin vào Đảng có quan hệ gia đình quy định tại mục 2.1, 2.2, nhưng từ khi tham gian công tác đến nay có thành tich xuất sắc, thật sự giác ngộ lý tưởng của Đảng, tỏ rõ thái độ kiên quyết phản đối sai phạm, tội ác của người thân, được cấp ủy có thẩm quyền thẩm tra, kết luận, nếu có đủ tiêu chuẩn đảng viên thì vẫn kết nạp vào Đảng, nhưng phải được Ban Thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương đồng ý.”

– Quân nhân phải được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian phục vụ tại ngũ;

– Trên cơ thể không có hình xăm mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm.

Tiêu chuẩn về văn hóa, độ tuổi:

Tính đến thời Điểm xét tuyển, đã tốt nghiệp trung học phổ thông (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề (sau đây viết gọn là tốt nghiệp trung học).

Trường hợp thí sinh tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Độ tuổi, tính đến năm dự tuyển:

Thanh niên ngoài Quân đội từ 17 đến 21 tuổi;

Quân nhân tại ngũ hoặc đã xuất ngũ từ 18 đến 23 tuổi (riêng đối tượng thiếu sinh quân từ 17 đến 23 tuổi).

Tiêu chuẩn về sức khỏe:

– Tuyển chọn thí sinh (cả nam và nữ) đạt sức khỏe loại 1 và loại 2 ở các chỉ tiêu: Nội khoa, tâm thần kinh, ngoại khoa, da liễu, mắt, tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt, vòng ngực.

Tiêu chuẩn chính trị để được kết nạp Đảng như thế nào?

– Một số tiêu chuẩn quy định riêng:

Các trường đào tạo sĩ quan chỉ huy, chính trị, hậu cần, gồm các học viện: Hậu cần, Phòng không – Không quân, Hải quân, Biên phòng và các trường sĩ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Pháo binh, Công binh, Tăng – Thiết giáp, Thông tin, Đặc công, Phòng hóa:

Thể lực: Thí sinh nam cao từ 1,65 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên;

Các trường đào tạo sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật, gồm các học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự; Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội; Hệ đào tạo kỹ sư hàng không thuộc Học viện Phòng không – Không quân và Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự (Vin-Hem Pích):

Thể lực: Thí sinh nam cao từ 1,63 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên; thí sinh nữ (nếu có) phải đạt tiêu chuẩn loại 1 (cao từ 1,54 m trở lên, cân nặng từ 48 kg trở lên);

Được tuyển những thí sinh (cả nam và nữ) mắc tật khúc xạ cận thị hoặc viễn thị không quá 3 đi – ốp; kiểm tra thị lực qua kính đạt mắt phải 10/10, tổng thị lực 2 mắt đạt 19/10 trở lên;

Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 03 năm trở lên thuộc khu vực 1, hải đảo và thí sinh là người dân tộc thiểu số, dự tuyển vào các trường: Được lấy đến sức khỏe loại 2 về thể lực (cả nam và nữ), nhưng thí sinh nam phải đạt chiều cao từ 1,62 m trở lên. Thí sinh nam là người dân tộc thiểu số dự tuyển vào Trường Sĩ quan Chính trị: Được lấy chiều cao từ 1,60 m trở lên (các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định);

Đối tượng đào tạo sĩ quan của các quân, binh chủng: Nếu tuyển chọn sức khỏe theo các tiêu chuẩn riêng vẫn phải đảm bảo tiêu chuẩn chung. Tuyển sinh phi công, sĩ quan dù tại Trường Sĩ quan Không quân: Chỉ tuyển chọn những thí sinh đã được Quân chủng Phòng Không – Không quân tổ chức khám tuyển sức khỏe, kết luận đủ Điều kiện dự tuyển.

Trường hợp đã được xác định trình độ lý luận chính trị theo Quy định 12-QĐ/TC-TT-VHTW

Tại Điều 325 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội đào ngũ như sau:

“Điều 325. Tội đào ngũ

1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc trong thời chiến, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến tám năm:

a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

b) Lôi kéo người khác phạm tội;

c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu quan trọng;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm”.

Căn cứ vào quy định này,  nếu như người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hoặc trong thời chiến, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Trường hợp bác của bạn đã từng bị kết án tù, nếu đã được xóa án tích theo quy định tại Điều 63 Bộ luật hình sự năm 1999 thì coi như chưa bị kết án, được tòa án cấp giấy chứng nhận. Việc xóa án tích có nghĩa là người đó đã được xóa bỏ tiền án, tiền sự.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn không nêu rõ việc bố bạn đào ngũ có truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Và đào ngũ vào thời gian nào? Hiện tại đã xóa án tích chưa? Và đồng thời Quân đội là một ngành đặc thù ngoài quy định chung như trên còn có quy định riêng về quy chế tuyển sinh của từng trường. Cho nên trong trường hợp của bạn không thể khẳng định chắc chắn được bạn có đủ điều kiện để thi tuyển vào các trường Quân đội hay không. Do vậy để hiểu rõ hơn về trường hợp của mình bạn có thể liên hệ trực tiếp với ban tuyển sinh vào Quân đội.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM