Hệ thống pháp luật

Điều kiện giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL39337

Câu hỏi:

Chào Luật sư! Thu nhập của em là 9.200.000 đồng, gia đình em có bố mẹ vẫn đang trong độ tuổi lao động nhưng bố mẹ đều ốm yếu chỉ có bố em là có lương hưu còn mẹ em thì bị cắt mật và sức khỏe rất yếu nên không đi làm và không có thu nhập, vậy Luật sư cho em hỏi là trường hợp của mẹ em có thể tính giảm trừ gia cảnh không? Em cảm ơn!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Đối với cá nhân phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công được giảm định trừ gia cảnh vào thu nhập chịu thế theo quy định tại Điều 12 Nghị định 65/2013/NĐ-CP được sửa đổi tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP như sau:

“Điều 12. Giảm trừ gia cảnh

Cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công được giảm trừ gia cảnh vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế như sau:

1. Mức giảm trừ gia cảnh:

a) Mức giảm trừ đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);

Trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân thì thực hiện theo mức do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.

2. Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì phải tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.

3. Đối tượng và căn cứ xác định người phụ thuộc mà người nộp thuế có nghĩa vụ nuôi dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều này như sau:

a) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) dưới 18 tuổi;

b) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật không có khả năng lao động;

c) Con (bao gồm con đẻ, con nuôi hợp pháp, con riêng của vợ, con riêng của chồng) đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông mà không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều này;

d) Người ngoài độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật nhưng bị khuyết tật không có khả năng lao động mà không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng không vượt quá mức thu nhập quy định tại Khoản 4 Điều này, bao gồm:

– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ nuôi hợp pháp, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) của người nộp thuế;

– Cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

4. Mức thu nhập làm căn cứ xác định người phụ thuộc được áp dụng giảm trừ là mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

5. Người nộp thuế tự kê khai số lượng người phụ thuộc kèm theo giấy tờ hợp pháp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc kê khai.

6. Bộ Tài chính quy định thủ tục, hồ sơ kê khai người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh quy định tại Điều này.”

Điều chỉnh thông tin người phụ thuộc do cập nhật nhầm

Riêng đối với thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh doanh theo Luật sửa đổi các Luật về thuế có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015 thì không được tính giảm trừ gia cảnh.

Như vậy, đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, thu nhập của bạn là 9.200.000 đồng/tháng, bố mẹ bạn vẫn trong độ tuổi lao động; nhưng đều ốm, bố bạn có lương hưu; mẹ bạn bị cắt mật và sức khỏe rất yếu nên không đi làm và không có thu nhập thì mẹ bạn sẽ được xem xét là đối tượng người phụ thuộc để tính giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công; đối với thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh doanh thì không được tính giảm trừ gia cảnh. 

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM