Hệ thống pháp luật

Điểm mới trong thụ lý và trả lại đơn khởi kiện theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Ngày gửi: 15/09/2018 lúc 10:33:36

Mã số: HTPL15107

Câu hỏi:

Điểm mới trong thụ lý và trả lại đơn khởi kiện theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Quy định về thủ tục thụ lý vụ án dân sự.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2016 đã có nhiều điểm mới so với nội dung của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung 2011 trong đó, vấn đề thụ lý và trả lại đơn khởi kiện cũng là vấn đề được chú trọng và sửa đổi bổ sung nhiều nội dung.

* Thứ nhất, về chủ thể khởi kiện vụ án dân sự:

Bộ luật tố tụng dân sự 2015 mở rộng cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự thêm các trường hợp: Tổ chức khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 ( khoản 3 Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự 2015), cá nhân có quyền khởi kiện cho người khác trong vụ án hôn nhân gia đình. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 nhấn mạnh việc khởi kiện để bảo vệ quyền lợi ngươi tiêu dùng và trong hôn nhân gia đình (khoản 5 Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Trên thực tế, đây cũng là những đối tượng rất dễ phát sinh tranh chấp dân sự, đòi hỏi cần được bảo vệ quyền và lợi ích kịp thời. Điều này cũng thể hiện sự đồng nhất của Bộ luật Tố tụng dân sự với các ngành luật liên quan, cụ thể là Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 và Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Thứ hai, về việc trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự:

– Về trường các trường hợp tòa án trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự: So với Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 bổ sung thêm 2 trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện:

Không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 193 của Bộ luật Tố tụng dân sự

Người khởi kiện rút đơn khởi kiện. Quy định thể hiện quyền tự thỏa thuận, tự quyết của các đương sự, quy định này thể hiện rõ bản chất tự nguyện, tự thỏa thuận của các bên trong quan hệ dân sự

– Thủ tục trả lại đơn: Khoản 2 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 bổ sung thủ tục khi trả lại đơn khởi kiện:

“Đơn khởi kiện và các tài liệu mà tòa án trả lại cho người khởi kiện phải được sao lại và lưu tại Tòa án để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu”.

 Việc quy định như vậy nhằm bảo đảm tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động củaTòa án, việc lưu lại sẽ là căn cứ, sở sở giúp cho việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có căn cứ cho rằng quyết định trả lại đơn này là trái với quy định pháp luật.  

Đồng thời, Điều 194 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng nâng thời gian người khởi kiện có quyền khiếu nại, VKS có quyền kiến kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện lên 10 ngày.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 024.6294.9155

Thứ ba, Về thủ tục thụ lý vụ án dân sự:

Bộ luật tố tụng dân sự 2015 rút ngắn thời gian phải nộp tiền tạm ứng án phí từ 15 ngày xuống còn 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí của Tòa án.

Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng bổ sung thêm các nhiệm vụ của thẩm phán được phân công: Lập hồ sơ vụ án và Tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 97 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015

– Về Thông báo thụ lý vụ án: Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

“Trường hợp nguyên đơn có đơn yêu cầu Tòa án hỗ trợ trong việc gửi tài liệu, chứng cứ thì kèm theo thông báo về việc thụ lý vụ án, Tòa án gửi cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bản sao tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn cung cấp”.

Việc quy định như vậy nhằm bảo đảm cho các bên có thể chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia xét xử sau này, đồng thời bảo đảm tính khách quan, minh bạch trong hoạt động xét xử vụ án dân sựcủa Tòa án.

Có thể nói, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 ra đời đã sửa đổi, bổ sung rất nhiều quy định mới so với Bộ luật tố tụng dân sự 2004, Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011 nhằm hoàn thiện hơn pháp luật về Tố tụng dân sự, trong đó, bao gồm cả vấn đề thụ lý và trả lại đơn khởi kiện. từ đó, tạo điều kiện trực tiếp cho hoạt động thụ lý/ trả lại đơn của Tòa án được thực hiện có hiệu quả, đúng pháp luật.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM