Đi sai làn đường do tránh chướng ngại vật có bị phạt không?
Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:12
Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com
Câu hỏi:
Tôi đang lưu thông bằng xe máy trên quốc lộ (đường một chiều) đúng phần đường của mình. Đột nhiên, phía trước có một đống thóc to mà người dân phơi, tôi phải đánh lái sang trái (làn đường của ô tô). Đi được một đoạn, CSGT ra tín hiệu dừng xe, kiểm tra và thông báo lỗi vi phạm của tôi là đi sai làn đường. Trong trường hợp này tôi phải làm thế nào để chứng minh vi phạm của mình là bất khả kháng?
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Điều 13 của Luật GTĐB quy định, đối với các phương tiện lưu thông trên đường một chiều, sẽ có vạch kẻ sơn phân chia ra nhiều làn đường như: Làn đường dành cho ô tô con, ô tô tải, xe mô tô và làn dành cho xe thô sơ (tùy theo đường đó có cấm xe mô tô hoặc xe thô sơ hay không). Trong tình huống bạn hỏi, khi đó bạn đang lưu thông trên đường, gặp chướng ngại vật (phơi thóc), bạn phải cho xe rẽ trái sang làn đường liền kề để lưu thông cho đảm bảo an toàn. Đó là việc bất khả kháng, và khi CSGT dừng xe kiểm tra, bạn hãy bình tĩnh để trình bày, giải thích, để lực lượng CSGT biết được trên đường đang có những chướng ngại vật như vậy. Trên cơ sở thực tế thu nhận được, CSGT sẽ không xử lý bạn vì lỗi đi sai làn.
Theo quy định tại điều 11 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính:
“Không xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp sau đây:
Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết.
Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng.
Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ.
Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng…”
Trường hợp của bạn có thể được xem là do sự kiện bất khả kháng bởi không thể điều khiển xe đâm trực diện vào đống rơm của những hộ dân phơi ngay trên đường.
Mặt khác, theo quy định tại điều 11 Nghị định 171/2013 NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, thì với hành vi phơi rơm rạ trên đường có thể bị xử phạt:
“Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ;”
Bởi vậy bạn cần trình bày rõ việc này với các cơ quan chức năng để có hướng xử lý hợp lý nhất.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691