Hệ thống pháp luật

Đền bù thiệt hại do tai nạn xe máy

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL33342

Câu hỏi:

Chào luật sư!  Em có tình huống nhờ luật sư tư vấn: A đi xe đạp điện phi xuống vỉa hè và đâm vào B đi xe máy, kết quả là A bị  đứt gân chân còn B chỉ bị xây xước nhẹ. A là người hay uống rượu bọ nghi ngờ là trong lúc lái xe đang trong tình trạng say rượu tuy nhiên không có chứng cứ tại hiện trường.  B đã đưa người A đi viện, bồi thường 10 triệu đồng để nối gân chân, nhưng gia đình nhà A giữ xe và giấy tờ lại để đến khi A ra viện thanh toán các khoản tiền rồi mới trả xe, trong trường hợp này gia đình B có quyền làm như vậy không ?  B có phải bồi thường thiệt hại cho  không? Và số tiền tối đa gia đình B phải bồi thường cho A là bao nhiêu ? Giả sử bên A đòi bồi thường hoàn toàn và số tiền quá lớn, B kiện A thì B có khả năng thắng kiện không ? 

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Về vấn đề bồi thường thiệt hại:

Vấn đề bồi thường thiệt hại mà bạn hỏi thuộc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định tại Điều 604 Bộ luật dân sự quy định:

“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.

Theo Điều 1 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP thì về nguyên tắc chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:

“1. Phải có thiệt hại xảy ra;

2. Phải có hành vi trái pháp luật của người gây ra thiệt hại;

3. Có mỗi quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra;

4. Phải có lỗi cố ý hay lỗi vô ý của người gây ra thiệt hại”.

Câu hỏi của bạn nêu ra không đề cập đến việc có cơ quan chức năng đến để xác minh sự việc và xác định mức đội lỗi của hai người cho nên để xác định ai có lỗi hay không . Nếu có cơ quan chức năng đến xác minh hiện trường và mức độ lỗi của hai bên. Nếu xác minh anh B không có lỗi thì anh B không phải bồi thường.

Tuy nhiên, sự việc diễn ra như bạn nói chắc chắn không có cơ quan chức năng đến xử lý, việc xác định anh B không gây ra lỗi cũng rất khó khăn do nên hai bên nên thoả thuận về việc bồi thường, mức độ sức khoẻ , Điều 609 Bộ luật dân sự quy định như sau:

          “1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

          a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

          b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

          c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

          2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Ðiều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”.

Trường hợp của bạn nên thoả thuận về mức bồi thường, mức bồi thương là phần viện phí cùng những chi phí được quy định trên, tuy nhiên, anh A cũng có thể thoả thuận về mức bồi thường, không phải bồi thường tất cả do vụ tai nạn xảy ra do phần lỗi của anh B. Nếu như anh A có thể chứng minh vụ tai nạn giao thông hoàn toàn không do lỗi của mình thì có thể khởi kiện lên toà án, yêu cầu Toà án giải quyết.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Về vấn đề gia đình anh B giữ xe và giấy tờ xe của anh A

Điều 169 Bộ luật dân sự về bảo vệ quyền sở hữu như sau:

“1. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ.

2. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình.

Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.

3. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, pháp nhân hoặc của chủ thể khác theo quy định của pháp luật”.

Trường hợp này, anh B là chủ sở hữu của chiếc xe và không ai có quyền giữ lại xe và giấy tờ xe nếu không có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, anh Acó có quyền đòi lại xe và giấy tờ xe từ gia đình anh B.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155 để được giải đáp.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM