Hệ thống pháp luật

Đập phá tài sản phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Ngày gửi: 16/01/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL41886

Câu hỏi:

Anh trai tôi có thuê nhà trọ để ở và hai bên đã thỏa thuận giá cả hợp đồng với nhau. Trước khi thuê nhà chủ nhà có cho sửa lại nhà và lắp thêm cửa kính và cho anh tôi mượn thêm chiếc tủ ly để đặt ở phòng khách. Do công việc làm ăn không được thuận lợi, nên anh tôi chán nản có đi uống rượu về và không giữ được bình tĩnh đã đập phá tài sản trong nhà như cưả chính, cửa kính, và cả chiếc tủ ly. Chủ nhà thấy vậy đã gọi điện cho công an đến giải quyết. Và sau này Hội đồng định giá tài sản đã định giá, tài sản bị thiệt hại tổng giá trị là 8 triệu đồng gồm 01 tủ ly, 01 cửa kính. và chủ nhà yêu cầu giải quyết theo pháp luật. Nhờ luật sư tư vấn dùm trong trường hợp này a trai tôi đã phạm vào tội hủy hoại tài sản, hay là tội tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác. Xin cảm ơn.? Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 1. Cơ sở pháp lý: – Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi năm 2009. 2.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi năm 2009.

2. Luật sư tư vấn:

Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi năm 2009 quy định như sau:

“Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Để che giấu tội phạm khác;

đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;

e) Tái phạm nguy hiểm;

g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Các yếu tố cấu thành tội phạm này như sau:

Thứ nhất, về mặt chủ thể: Chủ thể của tội phạm là người cụ thể thực hiện hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Trong trường hợp này là anh bạn. Chủ thể của tội phạm phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật hình sự.

Thứ ba, mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của bên ngoài tội phạm. Mặt khách quan bao gồm các dấu hiệu: hành vi nguy hiểm cho xã hội (hành vi đập phá tài sản), hậu quả tác hại do tội phạm gây ra (làm hỏng cửa kính, tủ ly), mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả do hành vi đó gây ra (do đập phá nên tài sản mới bị hỏng); thời gian, địa điểm; công cụ phương tiện thực hiện tội phạm.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 024.6294.9155

Thứ tư, mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện bên trong của tội phạm, là thái độ tâm lý của người phạm tội. Mặt chủ quan của tội phạm gồm các dấu hiệu lỗi (cố ý hoặc vô ý), động cơ, mục đích của tội phạm.

Về cơ bản, tội hủy hoại hay cố ý làm hư hỏng tài sản đều có mặt chủ thể, khách thể, mặt khách quan giống nhau. Yếu tố để phân biệt hai tội này nằm ở mặt chủ quan của tội phạm, cụ thể là dấu hiệu mục đích của tội phạm.

– Hành vi hủy hoại tài sản: Là hành vi cố ý làm cho tài sản mất hẳn giá trị sử dụng; không thể khôi phục lại được hoặc khó có thể khôi phục lại được.

– Hành vi làm hư hỏng tài sản: Là hành vi cố ý làm giảm đi một phần giá trị sử dụng của tài sản và tài sản đó có thể được khôi phục lại (một phần hoặc như cũ).

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM