Hệ thống pháp luật

Đập phá, đốt xe máy của người khác thì phạm tội gì?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL41547

Câu hỏi:

Tôi có đứa em năm nay tròn 18 tuổi. Vào khoảng 5h30 chiều, em tôi cùng 2 đứa bạn của nó đi tắm suối thì gặp 3 người khác từ rẫy về. Lúc này hai thằng bạn của đứa em tôi nói với em tôi là trong 03 người kia có 01 người đã từng đánh mình, nghe thằng bạn nói như vậy nên em tôi và 2 đứa bạn của nó cầm dao rượt đánh 3 người kia. Ba người kia bỏ chạy để lại 02 chiếc xe honda ở gần đó. Rượt đánh không kịp nên em tôi và 2 thằng bạn của nó đã đập một chiếc xe và đốt một chiếc xe. Kết quả là một xe bị đập nát, 1 xe bị cháy rục hoàn toàn. Vậy xin hỏi Luật hethongphapluat em tôi đã vi phạm về tội gì? Những quy định về mức bồi thường và bồi thường bao nhiêu. Gia đình tôi phải làm gì để khắc phục hậu quả mà đứa em đã phá hoại tài sản của người khác? 

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

– Bộ luật dân sự 2005

– Bộ luật hình sự 1999

2. Nội dung tư vấn

Theo như bạn trình bày thì em trai bạn năm nay 18 tuổi do đó em trai bạn phải chịu TNHS về mọi tội phạm. Em bạn cùng với hai người bạn đi tắm suối thì gặp ba người khác từ rẫy về, lúc này hai người bạn của em bạn có nói là trong ba người kia có một người đã từng đánh mình và ba người cùng nhau cầm dao rượt đánh họ, ba người kia bỏ chạy được vì nhóm của em bạn rượt không kịp.  Nhóm của em bạn đã đập một chiếc xe và đốt một chiếc xe do nhóm người kia để lại. Hành vi của em bạn thực hiện vào tháng 9 năm 2016, lúc này BLHS năm 1999 và BLDS năm 2005 đang có hiệu lực nên căn cứ theo những quy định của pháp luật em bạn có thể phải chịu TNHS và TNDS như sau:

Điều 104 Bộ luật hình sự 1999 quy định tội cố ý gây thương tích như sau:

"Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

e) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

f) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân”.

Em bạn đã có hành vi dùng dao là một loại hung khí nguy hiểm rượt đuổi nhằm mục đích là gây thương tích cho người khác, do nhóm người kia chạy thoát được nên em bạn chưa gây ra hậu quả thực tế. Mặc dù hậu quả chưa xảy ra nhưng đó hoàn toàn vì lý do khách quan , về mặt ý chí chủ quan thì em bạn vẫn muốn tiếp tục thực hiện tội phạm đến cùng.

Khi đó em bạn thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt được quy định tại Điều 18 Bộ luật hình sự 1999 như sau:

"Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt."

Trường hơp phạm tội chưa đạt thì việc quyết định hình phạt được quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự 1999 nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

Theo hướng dẫn cụ thể tại Mục 2 Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP thì người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt (bất kỳ tội phạm nào do cố ý). Tuy nhiên, để có thể xác định em bạn có phạm tội thì phải có đầy đủ các căn cứ chứng minh rằng em bạn không thực hiện được hành vi phạm tội đến cùng vì nguyên nhân ngoài ý muốn chủ quan của em bạn thuộc khoản nào của điều luật để làm căn cứ áp dụng khoản, điều luật đó trong việc quyết định hình phạt. Trong trường hợp không xác định được tội phạm mà em bạn thực hiện không đạt thuộc khoản tăng nặng cụ thể nào của điều luật, thì áp dụng khoản nhẹ nhất cụ thể là khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự 1999.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Để che giấu tội phạm khác;

đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;

e) Tái phạm nguy hiểm;

g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.”

Ngoài ra Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy tùy theo trị giá tài sản của hai chiếc xe Honda mà nhóm của em bạn đã hủy hoại của  người khác để có thể xác định được em bạn phạm tội thuộc khoản nào của Điều luật với mức hình phạt tương ứng.

* Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

Ngoài việc phải chịu TNHS với hai tội danh nêu trên thì em bạn còn phải bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu hai chiếc xe theo quy định tại khoản 1 Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005: 

“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.

Việc bồi thường phải căn cứ vào thiệt hại thực tế và phải bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, nếu không thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án có thẩm quyền sẽ giải quyết. Vì nhóm của em bạn có ba người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới cùng em bạn bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.

Điều 606 BLDS năm 2005 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân thì người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường. Gia đình bạn không có trách nhiệm bồi thường thay cho em trai bạn trừ trường hợp gia đình bạn mong muốn. Để khắc phục được hậu quả do em bạn gây ra thì trước tiên em bạn cùng gia đình bạn nên chủ động liên hệ ngay với người bị thiệt hại để thỏa thuận với họ về mức bồi thường thỏa đáng, việc chủ động nhanh chóng bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra có thể được coi là tình tiết giảm nhẹ TNHS theo quy định tại điểm b,khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM