Hệ thống pháp luật

Đánh người phá hoại tài sản, đập phá tài sản bị xử lý thế nào?

Ngày gửi: 11/05/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL42080

Câu hỏi:

Xin chào luật sư! Sự việc của em là như thế này: Anh của em khi nhậu say có chở theo một người bạn và va chạm với một xe tải nhưng không sao. Nhưng vì có rượu trong người nên không kìm chế được bản thân đã đập vỡ kính xe tải. Tài xế xe tải đã điện thoại báo công an và đưa anh của em về làm việc đồng thời tạm giữ xe máy của anh ấy. Luật sư cho em hỏi: Người đi cùng anh của em trách nhiệm bồi thường với anh của em không? Được biết xe tải đã sửa hết 15 triệu đồng. Khi bồi thường xong anh của em có bị phạt hành chính không và mức phạt là bao nhiêu? Kính mong quý luật sư giải đáp thắc mắc giùm em! Em xin chân thành cám ơn!   

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo quy định tại Điều 143 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản quy định như sau:

“1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Để che giấu tội phạm khác;

đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;

e) Tái phạm nguy hiểm;

g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

 Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài:024.6294.9155

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.“

Ngoài ra, căn cứ Điều 14 Bộ luật hình sự 1999 có quy định: 

“Người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự“

Theo như bạn trình bày, mặc dù cuộc va chạm giữa xe của anh bạn và xe tải không có thiệt hại gì về người nhưng do trong người có rượu, anh ấy đập vỡ kính xe tải khiến nhà xe phải sửa chữa hết 15 triệu đồng. Do đó, anh bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 143 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác với mức phạt là bị cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm . 

* Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại: 

– Trường hợp 1: Nếu thiệt hại do một mình anh bạn gây ra thì chỉ một mình anh bạn bồi thường thiệt hại:

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 615 Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra:

“1. Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.”

– Trường hợp 2: Thiệt hại do anh bạn và người đi cùng gây ra thì hai người sẽ cùng liên đời bồi thường thiệt hại:

Căn cứ quy định tại Điều 616 Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra:

“Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.“

1. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác

Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác là một trong những tội phạm xâm phạm tới sở hữu được quy định tại Điều 143 Bộ luật Hình sự năm 1999, sử đổi, bổ sung năm 2009.

I. Các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội  phạm

1. Tài sản bị hủy hoại, hư hỏng:

Tài Sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng do ngượi phạm tội thực hiện phải là TS của người khác, đó có thể là của: cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước.

2. Hành vi phạm tội:

  • Hành vi hủy hoại tài sản: Là hành vi làm cho tài sản mất hẳn giá trị sử dụng; không thể khôi phục lại được hoặc khó có thể khôi phục lại được.

Hành vi này có thể được thực hiện dưới dạng: hành đồng (đập, đốt, phá,..) và không hành động (không bảo dưỡng máy móc theo định kỳ). Hành vi có thể được người phạm tội thực hiện bằng các hình thưc, công cụ, phương tiện khác nhau (dùng dao, búa, gậy, hóa chất,…)

  • Hành vi làm hư hỏng tài sản: Hành vi này có tính chất gần giống với hành vi làm hủy hoại tài sản.

Người phạm tội cố ý làm giảm đi một phần giá trị sử dụng của tài sản và tài sản đó có thể được khôi phục lại (một phần hoặc như cũ).

3. Hậu quả của hành vi:

Tội phạm này được cấu thành vật chất, có nghĩa là: Hậu quả của hành vi là yếu tố bắt buộc để tội phạm được cấu thành. Trong trường hợp này, tài sản bị xâm phạm phải bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng với giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Tuy nhiên, cần lưu ý: Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả. Tài sản bị hủy hoại, hư hỏng đó phải do chính hành vi của người phạm tội thực hiện.

4. Chủ thể thực hiện hành vi

Chủ thể tội phạm phải là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà ở đây là hành vi hủy hoại tài sản hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác.

Đồng thời, người thực hiện phải có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu TNHS, cụ thể:

  • Người từ đủ 16 tuổi trở lên: Bị truy cứu trách nhiệm hình sự mọi trường hợp với mọi  khung hình phạt quy định tại Điều 143.
  • Người từ đủ 14 tuối tới dưới 16 tuổi: Chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp quy định tại khoản 3,4 tại Điều 143.

5. Lỗi, mục đích và động cơ thực hiện.

  • Lỗi của người thực hiện hành vi vi phạm tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản phải là lỗi cố ý:

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra;

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

  • Đối với yếu tố mục đích, động cơ thực hiện thì không là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm này.

II. Căn cứ pháp lý

 Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản cụ thể như sau:

“1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

A) Có tổ chức;

B) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

C) Gây hậu quả nghiêm trọng;

D) Để che giấu tội phạm khác;

Đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;

E) Tái phạm nguy hiểm;

G) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

A) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

B) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

A) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

B) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Phần đất lâm nghiệp gia đình tôi đã sử dụng từ năm 1985 là đất khai hoang và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2005. Nay ông B làm đơn khiếu nại đòi quyền sử dụng đất, ông B bảo đất đó là phần đất của gia đình ông B. Ông B tự thu thập chữ ký xác nhận của nhiều người và khời kiện lên tòa án để đòi quyền sở hữu. Trước đó ông B đã tự ý chặt phá cây của gia đình tôi đã trồng, hành vi đó của ông B có vi phạm pháp luật không?

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM