Đăng ký đất ao vườn mà cụ để lại như thế nào?
Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:12
Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com
Câu hỏi:
Chào luật sư, mong luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp như sau: Cụ đẻ ra bà nội tôi trước đây có cho bà nội tôi một cái ao vườn, sau đó bà nội lại cho bố tôi cái ao vừơn đó (không có giấy tờ). Từ rất lâu gia đình tôi vẫn sử dụng cái vườn ao đó để thả cá, trồng rau và không có tranh chấp gì (được bà con dân làng biết). Mới đây có chủ trương cho nhân dân đăng kí sử dụng đất ao vườn và gia đình có đi đăng kí nhưng bên chính quyền địa phương bảo không đăng kí được vì đất này vẫn nằm trong diện tích của xã. Vậy tôi muốn nhờ các luật sư tư vấn giúp tôi để gia đình tôi có thể đăng kí được mảnh đất ao vườn mà cụ tôi đã để lại cho gia đình tôi. Xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
Căn cứ khoản 15 Điều 3 Luật đất đai năm 2013:
15. Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.
Căn cứ Điều 6 Luật đất đai năm 2013:
Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất
1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo quy định tại Điều 95 Luật đất đai năm 2013 về đăng ký đất đai như sau:
Điều 95. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.
2. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.
3. Đăng ký lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Thửa đất được giao, cho thuê để sử dụng;
b) Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký;
c) Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký;
d) Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký.
Như vây, theo quy định trên thì về nguyên tắc khi sử dụng đất thì bạn phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch hoặc kế hoạch sử dụng đất. Trường hợp tại nơi bạn đã có văn bản quy định về diện tích đất trên trong quy hoạch hoặc kế hoạch sử dụng đất tuy nhiên việc bạn đăng ký đất đai chỉ là ghi nhận về tình trạng pháp lý bạn đang sử dụng diện tích đất nào chứ không vi phạm nguyên tắc khi bạn sử dụng đất vì vậy UBND xã đưa ra cơ sở trên là chưa hợp lý.
án không đồng ý thụ lý thì bạn vẫn có quyền được sử dụng mảnh đất đó; còn nếu Tòa án đồng ý việc phân chia di sản chung thì hợp đồng giữa bạn và bà H là vô hiệu, hoặc bạn phải thỏa thuận được với tất cả anh em của bà H cho chuyển nhượng và đứng tên mảnh đất đó.
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691