Hệ thống pháp luật

Dân vượt rào đường sắt: Cần xử lý “nguội” theo pháp luật

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:12

Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com

Mã số: GT14

Câu hỏi:

Vượt rào chắn đường sắt khi đã có tín hiệu cảnh báo đèn đỏ là vi phạm quy tắc về an toàn giao thông và phải bị xử phạt.

Liên quan đến vụ việc người dân tự ý vượt rào chắn đường sắt khiến tàu dừng. Nhiều bạn đọc gửi thắc mắc đến hỏi về quy định của pháp luật liên quan sự việc này.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Như thông tin báo chí đã đăng tải, sáng 13/4 khi hai nhân viên gác đường tàu kéo barie chắn ngang quốc lộ 21B, đoạn giao với đường sắt Bắc Nam (thuộc địa phận quận Hà Đông) cảnh báo sắp có đoàn tàu tới. Khi rào chắn đã kéo gần kín đường, hàng chục xe máy vẫn ùn ùn lách qua để sang bên kia đường.

Tuy nhiên, lối thông quá hẹp khiến hàng chục người cùng xe máy mắc kẹt trên đường ray. Trong khi đó, đoàn tàu hàng đang băng tới.

Bất lực trước tình trạng hỗn loạn và nguy cấp song lại không thể kéo ngược rào chắn vì sợ dòng xe cộ bên ngoài tiếp tục tràn qua, nhân viên gác tàu buộc phải gửi tín hiệu khẩn cấp. Nhận thông báo, tàu hàng phanh gấp và kịp dừng trước nút giao với quốc lộ vài mét.

Theo lãnh đạo đội CSGT số 7 (Công an Hà Nội), “10 năm phụ trách đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn, chưa từng gặp sự cố dừng tàu hỏa để nhường xe máy qua đường ray”.

Vi phạm quy định về giao thông đường bộ và đường sắt.

Theo quy định của luật đường sắt 2005, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt được quy định tại Điều 12 đã quy định rõ:

“3. Tự ý mở đường ngang, xây dựng cầu vượt, hầm chui, cống hoặc các công trình khác qua đường sắt.

6. Ngăn cản việc chạy tàu, tùy tiện báo hiệu hoặc sử dụng các thiết bị để dừng tàu, trừ trường hợp phát hiện có sự cố gây mất an toàn giao thông đường sắt.

7. Vượt rào, chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi đèn đỏ đã bật sáng, vượt rào ngăn giữa đường sắt với khu vực xung quanh.”

Như vậy hành vi của những người dân đã thực hiện vào hôm tàu buộc phải dừng đã vi phạm hàng loạt các quy định về an toàn giao thông đường sắt, gây nguy hại không chỉ cho an toàn đường sắt mà còn cho chính sức khỏe và tính mạng của họ. Ý thức tham gia giao thông của nhóm người này là vô cùng nguy hiểm.

Cần tiến hành xác minh để xử phạt.

Có hình ảnh và những bằng chứng rõ ràng về những người vi phạm. Bởi vậy cần sớm xác minh danh tính để có biện pháp xử phạt thích đáng với những người này nhằm có tiếng nói cảnh báo với cả cộng đồng.

Theo quy định tại Điều 46 Nghị định 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì

“1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người đi bộ vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường hoặc hướng dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung, hầm khi đi qua đường ngang, cầu chung, hầm;

2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.

4. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.

6. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng;

7. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.”

Ngoài ra, hậu quả của hành vi này là khiến tàu phải dừng lại, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe không xảy ra nhưng nếu có căn cứ về thiệt hại kinh tế nghiêm trọng thì có thể xem xét xử lý những người này về hành vi cản trở giao thông đường sắt theo quy định tại điển h khoản 1 điều 209 Bộ luật hình sự.

Cần sớm tiến hành xác minh để xử phạt với những người này bởi cơ sở xử lý đã rất rõ ràng.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM