Đặc điểm của hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa
Ngày gửi: 14/01/2020 lúc 23:02:24
Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com
Câu hỏi:
Câu trả lời tham khảo:
Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:
– Quan hệ đại lý mua bán hàng hóa phát sinh giữa bên giao đại lý và bên đại lý. Bên giao đại lý là bên giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng hóa cho đại lý mua hoặc là bên ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dich vụ. Bên đại lý là bên nhận hàng hóa để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ. Theo Điều 167 Luật thương mại 2005 quy định cả hai bên giao đại lý và bên đại lý điều phải là thương nhân.
– Nội dung hoạt động đại lý bao gồm việc giao kết, thực hiện hợp đồng đại lý giữa bên giao đại lý và bên đại lý và giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ giữa đại lý với bên thứ ba theo yêu cầu của bên giao đại lý. Để thực hiện hoạt động đại lý, bên đại lý được quyền tự do lựa chọn bên thứ ba để giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng cung ứng dịch vụ theo những quy định cụ thể trong hợp đồng đại lý. Khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng cung ứng dịch vụ với bên thứ ba, bên đại lý nhân danh chính mình và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng với bên thứ ba ràng buộc bên đại lý với bên thứ ba. Sau đó, bên đại lý trực tiếp thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng cung ứng dịch vụ với bên thứ ba. Những nội dung này được Luật thương mại 2005 quy định tại điều 174 và 175 quyền và nghĩa vụ của bên đại lý.
– Trong quan hệ hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa, bên giao đại lý chỉ giao hàng hóa cho bên đại lý bán hàng mà không chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên đại lý. Tại Điều 170 Luật thương mại 2005 quy định “Bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý”. Khi thực hiện hoạt động đại lý, bên đại lý không phải là người mua hàng của bên giao đại lý mà chỉ là người nhận hàng rồi tiếp tục bán cho bên thứ ba. Chỉ khi hàng hóa được bán, quyền sở hữu hàng hóa mới được chuyển từ bên giao đại lý cho bên thứ ba. Với tư cách chủ sở hữu hàng hóa, bên giao đại lý được toàn quyền định đoạt đối với hàng hóa của mình cũng như phải chịu mọi rủi ro đối với hàng hóa cũng như gánh chịu mọi trách nhiệm với khách hàng về chất lượng của hàng hóa (trừ trường hợp hàng hóa hư hỏng do lỗi bên đại lý).
– Quan hệ đại lý mua bán hàng hóa được xác lập bằng hợp đồng. Hợp đồng đại lý được giao kết giữa thương nhân giao đại lý và thương nhân làm đại lý. Hợp đồng đại lý phải được giao kết bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo Điều 168 Luật thương mại 2005. Hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa cũng là hợp đồng dịch vụ theo quy định tại Điều 518 Bộ luật dân sự nên đối tượng của hợp đồng đại lý là công việc mua bán hàng hóa hoặc công việc cung ứng dịch vụ của bên đại lý cho bên giao đại lý. Khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, các bên có thể thỏa thuận và ghi vào trong hợp đồng các điều khoản sau: Hàng hóa hoặc dịch vụ đại lý; Hình thức đại lý; Thù lao đại lý; Thời hạn của hợp đồng đại lý; Quyền và nghĩa vụ của các bên (những điều khoản trên đều được quy định rõ trong mục 4 Đại lý thương mại của Luật thương mại 2005 và Nghị định số 25/NĐ-CP năm 1996 ban hành quy chế đại lý mua bán hàng hóa). Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận và ghi vào văn bản hợp đồng, chế độ bảo hành đối với hàng hóa địa lý, nghĩa vụ thanh toán các chi phí liên quan đến hoạt động đại lý, hỗ trợ kĩ thuật, cơ sở vật chất cho đại lý tổ chức quảng cáo và tiếp thị, chế độ thưởng phạt vật chất, bồi thường thiệt hại…
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155
– Trong quan hệ hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa, bên giao đại lý có quyền ấn định giá bán hàng hóa và bên đại lý bán hàng hóa có nghĩa vụ phải bán đúng giá mà bên giao đại lý đã ấn định theo quy định tại khoản 1 Điều 172 Luật thương mại. Bởi vì, bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa đó, bên đại lý chỉ là bên trung gian và buộc bên đại lý phải tuân thủ mức giá đã ấn định.
– Quan hệ phân phối hàng hóa với tính chất là một quan hệ “mua đứt, bán đoạn”, nhà phân phối không có trách nhiệm phải tuân thủ những chỉ dẫn của nhà cung ứng liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa cho khách hàng của mình. Nhưng trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa, bên đại lý có trách nhiệm phải tuân thủ những chỉ dẫn của bên giao đại lý khi thực hiện hoạt động đại lý.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
– Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 024.6294.9155 hoặc gửi thư về địa chỉ email: info@hethongphapluat.com.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.
Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam
Gửi yêu cầu tư vấn
Chi tiết xin liên hệ:
Tổng đài: 024.6294.9155
Hotline: 0984.988.691