Hệ thống pháp luật

Công chức tự ý nghỉ việc có được trả lương không?

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:13

Mã số: HC7

Câu hỏi:

Có một công chức trong một tháng (Tháng 11) tự ý nghỉ việc từ 2 - 7 ngày không xin phép. Thì tôi có thắc mắc như sau:

1. Nếu công chức tự ý nghỉ việc từ 2 - 7 ngày thì những ngày nghỉ việc này có được tính lương không? Và tính như thế nào? Và nếu trích đóng bảo hiểm thì đóng như thế nào? Trong khi lương của công chức thường được chuyển vào ngày 10 của tháng ( nghĩa là lương tháng 2 thì ngày 10 tháng 2 đã có). Theo quy định nào?

2. Và công chức đi làm lại sau khi được nhắc nhở thì đến tháng 12 ông này làm được 5 ngày đầu tiên ( sau khi đã nhận xong lương tháng 12). Ông này tự ý nghỉ việc luôn. Theo Nghị định 34/2011/NĐ-CP ông này đã vi phạm về thời gian làm việc, do tự ý nghỉ việc. Cơ quan sử dụng lao động đang làm hồ sơ xử lý kỷ luật. Vậy trong thời gian ông đó bị xử lý kỷ luật thì có trả lương hay không? Phần lương tháng 12 có phải thu hồi hay không?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Căn cứ Khoản 2 Điều 90 Bộ luật Lao động 2012 quy định: “Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc”. Như vậy, tiền lương trả cho người lao động tính theo năng suất và chất lượng công việc, nên việc người lao động tự ý nghỉ việc thì sẽ không được hưởng lương của ngày nghỉ việc theo quy định của pháp luật. Tiền lương tháng làm việc mà công chức tự ý nghỉ sẽ bằng mức lương của tháng nếu làm đủ ngày – (trừ) đi tiền lương của số ngày nghỉ làm.

Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.

Như vậy, mức đóng của người lao động trong trường hợp này vẫn được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động, Trong trường hợp nếu đã thanh toán tiền lương của người lao động trong tháng này thì người sử dụng lao đông có thể truy thu vào tháng sau.

Khoản 3 Điều 82 Luật cán bộ, công chức 2008 thì "công chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, thi nâng ngạch, giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc”.

Như vậy, trên nguyên tắc, công chức đó vẫn là nhân viên của Cơ quan bạn. Mà luật không quy định nếu công chức đó không làm việc thì có bị thu hồi lương hay không, tuy nhiên, nếu như việc nghỉ làm tự do của họ mà gây ra thiệt hại thì cơ quan bạn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại gây ra.

Do công chức đó tự ý nghỉ việc, nên trên thực tế họ không làm việc, do đó, việc cơ quan không tính lương cho viên chức trong những ngày người đó không làm việc là đúng theo quy định của pháp luật.

Như vậy, với khoản tiền lương đã trả trong tháng 12 cơ quan có quyền truy thu lại.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM