Hệ thống pháp luật

Có vi phạm pháp luật khi yêu cầu phụ huynh nộp tiền học phí

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL33084

Câu hỏi:

Tôi là giáo viên cấp 2 cuối năm học có 1 phụ huynh học sinh chưa nộp đủ tiền cho con thuộc gia đình hộ nghèo nên cháu chỉ phải nộp các loại tiền cả năm là 1 triệu. Hiện cháu đang học lớp 9 và tôi chủ nhiệm. Vì là khó khăn thuộc hộ nghèo cháu được hưởng đủ chế độ ngoài ra tôi cùng nhà trường còn giới thiệu cháu được nhận thêm 3 lần hỗ trợ khác được thêm khoảng gần 3 triệu ấy vậy không năm nào cháu nộp đủ tiền học theo qui định. Năm nay cuôi cấp tôi động viên mẹ cháu nộp đủ 1 triệu. Tôi nói có tình có lý rất dài có tình nên mẹ cháu đã nộp đủ nhưng lại phát đơn kiện tôi nhục mạ người nghèo. Lý do là chị nhận tiền hỗ trợ 4 đợt khoảng 4 triệu nộp cho con 8 trăm thiếu 2 trăm là đủ còn tiền tiêu việc khác và mua xe đạp mới cho con tôi chỉ nói đùa 200 nghìn chỉ đáng 1 bánh xe đạp của con thui chị. Nay chị kiện tôi nói là tôi bảo chị tháo bánh xe đạp của con bán lấy tiền đóng học. Tôi rất buồn vì chị làm sai lệch ý của tôi và phụ lòng tôi khi đã giúp đỡ cháu 1 năm học hành và giới thiệu thêm cho cháu 2 xuất hỗ trợ trong 4 xuất cháu được nhận. Xin hỏi tôi có bị sai luật gì không? Và mắc lỗi gì khi bị kiện như vậy? Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 1. Cơ sở pháp lý: – Bộ luật hình sự 1999; – Nghị định số 167/2013/NĐ-CP; – Nghị định 86/2015/NĐ-CP. 2.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ luật hình sự 1999;

– Nghị định số 167/2013/NĐ-CP;

– Nghị định 86/2015/NĐ-CP.

2. Luật sư tư vấn:

Theo Điều 121 Bộ luật hình sự 1999 quy định về tội làm nhục người khác như sau:

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai  năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người. Người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ,…

Tuy nhiên, nếu chỉ là những lời lẽ hành động có tính chất thiếu văn hóa như chửi rủa ở đám đông, một hai câu nói mang tính chất động chạm ở mức độ nhẹ thì không phải là tội phạm, mà tùy từng trường hợp có thể vị xử phạt hành chính.

Cụ thể, theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP có nói đến vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

…”

 Tuy nhiên, theo Điều 13 Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về thu học phí như sau:

Điều 13. Thu học phí

1. Học phí được thu định kỳ hàng tháng; nếu học sinh, sinh viên tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên, đào tạo thường xuyên và các khóa đào tạo ngắn hạn, học phí được thu theo số tháng thực học. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông, học phí được thu 9 tháng/năm. Đối với cơ sở giáo dục đại học, học phí được thu 10 tháng/năm. Trong trường hợp tổ chức giảng dạy, học tập theo học chế tín chỉ, cơ sở giáo dục có thể quy đổi để thu học phí theo tín chỉ, song tổng số học phí thu theo tín chỉ của cả khóa học không được vượt quá mức học phí quy định cho khóa học nếu thu theo năm học.

2. Cơ sở giáo dục công lập có trách nhiệm tổ chức thu học phí và nộp học phí vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để quản lý, sử dụng theo quy định như sau:

a) Cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, được nộp toàn bộ số thu học phí vào ngân hàng thương mại để quản lý, sử dụng. Toàn bộ tiền lãi gửi ngân hàng thương mại được sử dụng để lập quỹ học bổng và hỗ trợ sinh viên;

b) Cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, nộp toàn bộ số thu học phí của các ngành nghề được ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo vào Kho bạc Nhà nước để quản lý và sử dụng; nộp toàn bộ tiền thu học phí của các ngành, nghề không được ngân sách nhà nước hỗ trợ vào ngân hàng thương mại để quản lý, sử dụng. Toàn bộ tiền lãi gửi ngân hàng thương mại được sử dụng để lập các quỹ hỗ trợ sinh viên.”

Tức là trong trường hợp này, nhà trường có trách nhiệm tổ chức thu học phí và nộp học phí vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật. Cụ thể, bạn là giáo viên chủ nhiệm nên sẽ có trách nhiệm thu học phí trực tiếp từ phụ huynh học sinh. Vì vậy, hành vi không nộp đủ tiền học theo quy định của phụ huynh học sinh là không đúng và về việc bạn yêu cầu thu học phí của học sinh đó là không sai. Tuy nhiên, trong quá trình bạn thực thi nhiệm vụ, nếu bạn có những hành vi, lời nói không đúng mực hoặc chỉ đơn giản là nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng lại làm đối phương hiểu lầm khiến phụ huynh học sinh đâm đơn kiện bạn về hành vi nhục mạ người nghèo. Trong trường hợp này, nếu bạn không có hành vi, lời nói nào quá đáng nhục mạ người nghèo, thì bạn phải trình bày với cơ quan chức năng để chứng minh hành vi, lời nói của mình là đúng mực, không hề sai trái. 

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 024.6294.9155

Như vậy, khi nhận được đơn yêu cầu của bên phía kia, cơ quan chức năng sẽ xem xét hành vi vi phạm của bạn. Nếu hành vi của bạn không đủ để cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự 1999 hoặc bạn chứng minh được hành vi, lời nói của mình là chuẩn mực thì tùy theo mức độ nặng nhẹ mà xét xem bạn sẽ bị xử phạt hành chính hay là không sao. 

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM