Hệ thống pháp luật

Có được đưa nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa vào trong hồ sơ mời thầu?

Ngày gửi: 16/03/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL42438

Câu hỏi:

1/ Hồ sơ mời thầu có được chỉ rõ tên hàng hóa, xuất xứ, hãng sản xuất không? 2/ Chủ đầu tư lập hồ sơ thiết kế, chỉ định thiết bị, báo cáo cấp trên phê duyệt sau đó lập hồ sơ mời thầu các thiết bị đã chỉ định có được không?Xem thêm: Căn cứ xác lập quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Hồ sơ mời thầu có được chỉ rõ tên hàng hóa, xuất xứ, hãng sản xuất không?

Thứ nhất là đấu thầu theo hình thức gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế thì pháp luật qui định như sau:

Căn cứ điểm i, khoản 6 Điều 89 Luật đấu thầu 2013 có quy định về hành vi bị cấm trong đấu thầu như sau: 

“Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế”

Bên cạnh đó khoản 7 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP về lập hồ sơ mời thầu có quy định 

Như vậy, quy định chung đều cấm việc nêu yêu cầu về xuất xứ nhãn hàng hóa, tuy nhiên chỉ đưa ra nội dung cấm đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế.

Thứ hai là đối với hình thức chỉ định thầu, Khoản 1 Điều 4 Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT có quy định: 

“Đối với gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu, có thể nêu nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa trong hồ sơ yêu cầu.”

Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết việc lập hồ sơ yêu cầu đối với chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, trong yêu cầu về kỹ thuật không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu, nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự canh tranh không bình đẳng.

Như vậy, nếu hồ sơ mời thầu của bạn theo hình thức chỉ định thầu thì bạn có thể chỉ rõ xuất xứ của hàng hóa trong hồ sơ mời thầu của mình.

2. Chủ đầu tư lập hồ sơ thiết kế, chỉ định thiết bị, báo cáo cấp trên phê duyệt sau đó lập hồ sơ mời thầu các thiết bị đã chỉ định có được không?

Theo qui định tại điểm c khoản 1 Điều 74 Luật đấu thầu 2013 có quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư như sau:

“1. Phê duyệt các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án;

b) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, danh sách ngắn;

c) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

d) Danh sách xếp hạng nhà thầu;

đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu.”

Như vậy chủ đầu tư có thể lập hồ sơ thiết kế, chỉ định thiết bị (hồ sơ yêu cầu) báo cáo cấp trên phê duyệt sau đó lập hồ sơ mời thầu các thiết bị đã chỉ định. Chủ đầu tư có trách nhiệm xem xét việc một nhà thầu có thể đáp ứng được các điều kiện để đảm bảo thực hiện tốt công việc đối với những phát sinh trong quá trình thực hiện gói thầu hay không, nên việc lập hồ sơ thiết kế, chỉ định thiết bị, báo cáo cấp trên phê duyệt sau đó lập hồ sơ mời thầu các thiết bị đã chỉ định là có thể thực hiện được. 

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM