Hệ thống pháp luật

Có được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội?

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:12

Tên đầy đủ: Mã Thị Mây
Số điện thoại: xxx69714227
Email: c1thangloihl.ca***@moet.edu.vn

Mã số: LD420

Câu hỏi:

Xin chào luật sư! tôi là giáo viên Tiểu học.Ra trường và công tác cũng như đóng bảo hiểm xã hội tại phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Hạ Lang - Cao Bằng lần đầu từ tháng 9 năm 1986 đến tháng 4 năm 1991 thì nghỉ việc không đóng bảo hiểm nhưng chưa được hưởng chế độ thanh toán gì. Từ tháng 10 năm 1994 đến bây giờ tôi lại tiếp tục đóng bảo hiểm tại đơn vị cũ. Vậy tôi có được nối lại thời gian đóng bảo hiểm không. Nếu được thì thủ tục sẽ làm như thế nào? Mong sớm nhận được hồi âm của luật sư? Xin cảm ơn!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Luật Bảo hiểm xã hội 2014

2. Nội dung tư vấn

Theo quy định tại Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

“Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.”

Như vậy, khi người lao động chưa đáp ứng các điều kiện hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội trước đó sẽ được bảo lưu.

Trong trường hợp của bạn, bạn đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ tháng 9 năm 1986 đến tháng 4 năm 1991 thì thời gian tham gia này của bạn sẽ được tự động bảo lưu mà không cần phải làm thủ tục bảo lưu.

Lưu ý: khi bạn tham gia lao động ở đơn vị cũ hoặc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì bạn phải tiếp tục tham gia với số sổ cũ mà không được khai báo số sổ mới bởi hiện nay mỗi người lao động chỉ có một sổ bảo hiểm xã hội. Nếu bạn có hai sổ bảo hiểm, bạn sẽ phải làm thủ tục gộp sổ bảo hiểm.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM