Hệ thống pháp luật

Chuyển hồ sơ hưởng chế độ thờ cúng Liệt sĩ

Ngày gửi: 17/04/2019 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL33156

Câu hỏi:

Tôi có bác ruột là liệt sĩ, bác tôi có một người con gái duy nhất hưởng chế độ con liệt sĩ ở tại Quang Nam. Trước khi con giá của bác tôi chết (có nghĩa là chị con bác của tôi), chi yêu cầu tôi đưa bằng liệt sĩ của bác tôi về Bình Thuận và chiu trách nhiệm thờ cúng bác tôi từ năm 2008 đến nay. Vây tôi muốn chuyển hồ sơ của bác tôi từ Quảng Nam vào Bình thuận để hưởng chế độ thờ cúng thi làm như thế nào? 

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Căn cứ Điều 2 Thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Điều 2. Hướng dẫn Điều 21 của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP về trợ cấp thờ cúng liệt sĩ

1. Trường hợp liệt sĩ có nhiều con thì người thờ cúng liệt sĩ là một người con được những người con còn lại ủy quyền; nếu liệt sĩ chỉ có một con hoặc chỉ còn một con còn sống thì không phải lập biên bản ủy quyền.

Trường hợp con liệt sĩ có nguyện vọng giao người khác thực hiện thờ cúng liệt sĩ thì người thờ cúng là người được con liệt sĩ thống nhất ủy quyền.

Trường hợp liệt sĩ không có hoặc không còn con hoặc có một con duy nhất nhưng người con đó bị hạn chế năng lực hành vi, mất năng lực hành vi, cư trú ở nước ngoài hoặc không xác định được nơi cư trú thì người thờ cúng là người được gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ ủy quyền.

Theo đó, trường hợp con liệt sĩ có nguyện vọng giao người khác thực hiện thờ cúng liệt sĩ thì người thờ cúng là người được con liệt sĩ thống nhất ủy quyền. Vì vậy, trường hợp chị con của bác bạn có nguyện vọng giao cho bạn thực hiện việc thờ cúng liệt sĩ thì cần phải lập biên bản ủy quyền cho bạn thì khi đó việc thờ cúng liệt sĩ của bạn mới đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật. Nếu giữa bạn và chị bạn không có biên bản ủy quyền thì trường hợp này được hiểu Liệt sĩ không còn con nên việc thờ cúng là người được gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ ủy quyền. Do vậy, bạn cần phải đối chiếu trường hợp của mình với các quy định trên để xem xét cách giải quyết.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Giả sử chị bạn có lập biên bản ủy quyền cho bạn và được xác nhận tại Ủy ban nhân xã (phường) nơi chị bạn hưởng trước khi chết thì việc thờ cúng liệt sĩ của bạn là hoàn toàn hợp pháp.  Do vậy, việc bạn đang ở Bình Thuận thì bạn có thể làm thủ tục di chuyển hồ sơ từ Quảng Nam về Bình Thuận như sau:

Căn cứ Điều 49 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định di chuyển hồ sơ như sau:

1. Điều kiện di chuyển hồ sơ.

– Người có công hoặc người thờ cúng liệt sĩ thay đổi nơi cư trú;

Trường hợp tại địa phương nơi quản lý hồ sơ gốc còn thân nhân khác của người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng thì thực hiện di chuyển bản sao hồ sơ.

2. Hồ sơ di chuyển.

– Đơn đề nghị di chuyển hồ sơ (Mẫu HS6);

– Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú dài hạn;

– Phiếu báo di chuyển hồ sơ (Mẫu HS7);

– Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi.

3. Thủ tục di chuyển

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt

– Nơi đi:

Cá nhân làm đơn đề nghị di chuyển hồ sơ gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ kèm theo bản sao hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đơn có trách nhiệm kiểm tra, hoàn tất hồ sơ di chuyển và gửi bảo đảm qua đường bưu điện đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cá nhân cư trú; gửi 01 phiếu báo di chuyển hồ sơ về Cục Người có công để theo dõi, quản lý: gửi 01 phiếu báo di chuyển cho cá nhân để biết.

– Nơi đến:

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận hồ sơ trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm:

Thông báo đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đi.

Kiểm tra hồ sơ tiếp nhận, nếu hồ sơ đúng quy định thì đăng ký quản lý đối tượng và thực hiện tiếp các chế độ ưu đãi theo quy định.

Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định thì chuyển trả lại hồ sơ kèm công văn nêu rõ lý do chưa tiếp nhận, yêu cầu nơi chuyển hồ sơ kiểm tra, bổ sung.

4. Mọi vướng mắc về chế độ và hồ sơ phải được giải quyết trước khi di chuyển. Thời điểm tiếp tục hưởng chế độ trợ cấp kể từ ngày tiếp nhận được hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ thương binh được xác nhận từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước không đầy đủ theo quy định (do thất lạc) thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đi có công văn gửi Cục Chính sách – Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng (đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng) hoặc Cục Chính sách – Tổng cục Xây dựng lực lượng công an nhân dân, Bộ Công an (đối với công an nhân dân) đề nghị trích lục hồ sơ.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM