Hệ thống pháp luật

Chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng

Ngày gửi: 30/08/2018 lúc 07:40:48

Mã số: HTPL15227

Câu hỏi:

Chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng được quy định thế nào? Thủ tục, nội dung, chủ thế hợp đồng chuyển nhượng giống cây trồng.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng là việc chủ bằng bảo hộ cho phép người khác thực hiện một hoặc một số hành vi thuộc quyền sử dụng đối với giống cây trồng của mình.

1. Hình thức: hoạt động chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được thực hiện dưới hình thức văn bản

2. Nội dung của hợp đồng  

Nội dung của hợp đồng này bao gồm các nội dung căn bản sau :

– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

– Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;

– Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;

– Thời hạn hợp đồng;

– Giá chuyển giao quyền sử dụng;

– Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

Cần phải đảm bảo lưu ý sau không được có những điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên nhận chuyển giao quyền sử dụng, đặc biệt là những điều khoản hạn chế không xuất phát từ quyền của bên chuyển giao quyền sử dụng đối với giống cây trồng tương ứng hoặc không nhằm bảo vệ các quyền đó. Căn cứ vào khoản 4, điều 192 – Luật sở hữu trí tuệ 2005.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

3. Căn cứ và điều kiện chuyển giao quyền đối với giống cây trồng

Căn cứ điều 195 – Luật sở hữu trí tuệ 2005, đưa ra căn cứ và điệu kiện rất cụ thể đối với việc chuyển giao quyền đối với giống cây trồng:

– Quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác không cần được sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng:

“ ) Việc sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh, an ninh lương thực và dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội;

) Người có nhu cầu và năng lực sử dụng giống cây trồng không đạt được thoả thuận với người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về việc ký kết hợp đồng sử dụng giống cây trồng mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thoả đáng;

) Người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

-Quyền sử dụng giống cây trồng được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải phù hợp với các điều kiện sau đây:

) Quyền sử dụng được chuyển giao không phải là quyền độc quyền;

) Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục đích chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

) Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác;

) Người được chuyển giao quyền sử dụng phải đền bù thoả đáng cho người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng tuỳ thuộc vào giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó trong từng trường hợp cụ thể, phù hợp với khung giá đền bù do Chính phủ quy định”.

Như vậy, trong từng trường hợp khác nhau căn cứ vào tính chất của từng trường hợp mà pháp luật đã đưa ra điều kiện khác nhau. Để đảm bảo hoạt động chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được hiệu quả.

– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.

– Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình trên cơ sở tham khảo ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5. Thông báo quyết định chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng: phải thông báo ngay cho người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về quyết định đó.

6. Khiếu nại: Quyết định chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng hoặc từ chối chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng có thể bị khiếu nại, bị khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Trên đây là quy định cơ bản về hoạt động chuyển giao quyền đối với giống cây trồng. Với những quy định trên thì hoạt động này diễn ra một cách hiệu quả hơn, đảm bảo một cách tốt nhất quyền và lợi ích khi các chủ thể tham gia vào quan hệ này.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM