Hệ thống pháp luật

Chứng minh trong tố tụng hình sự

Ngày gửi: 14/01/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL41804

Câu hỏi:

Chứng minh. Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng hình sự. Chứng minh được quy định trong tố tụng hình sự như thế nào?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Chứng minh. Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng hình sự. Chứng minh được quy định trong tố tụng hình sự như thế nào?


Chứng minh là việc sử dụng các chứng cứ để làm sáng tỏ bản chất và  các tình tiết của vụ án.

 1. Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự

Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự là tổng hợp tất cả những  vấn đề cần phải được làm sang tỏ để giải quyết đúng đắn vụ án, là cơ sở của trách nhiệm hình sự.

–  Đối với tất cả các vụ án hình sự mà bị can, bị cáo là người đã thành niên:

Thứ nhất, có hành vi phạm tội xảy ra hay không; thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội. 

Thứ hai, ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi; do cố ý hay vô ý; có năng lực

trách nhiệm hình sự hay không; động cơ, mục đích phạm tội.

Thứ ba, những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; những đặc điểm về nhân thân của bị can bị cáo.

 Thứ tư, tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

Thứ nhất, xác định tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tâm thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên.

Thứ hai, điều kiện sinh sống và giáo dục.

Thứ ba, có hay không có người thành niên xúi giục.

Thứ tư, nguyên nhân và điều kiện phạm tội.

2. Phân loại đối tượng chứng minh: 

  Những vấn đề chứng minh thuộc về bản chất vụ án: có hay không có tội phạm xảy ra, người thực hiện hành vi phạm tội, cấu thành tội phạm. 

  Những vấn đề chứng minh ảnh hưởng đến trách nhiệm hình sự và hình phạt: tính chất và mức độ của hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ, đặc điểm nhân thân… 

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

3. Phương tiện chứng minh

– Vật chứng.

– Lời khai.

– Kết luận giám định.

– Biên bản và các tài liệu khác.

Cách xác định tỉ lệ thương tật bao nhiêu phần trăm trong tố tụng hình sự

4. Quá trình chứng minh

–  Thu thập chứng cứ : là tổng hợp các hành vi phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ. 

Những biện pháp thu thập chứng cứ rất đa dạng tùy thuộc đặc điểm vào từng loại chứng cứ nhưng phải hợp pháp. Chỉ được sử dụng các biện pháp mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định và phải tuân theo một trình tự, thủ tục nhất định mới bảo  đảm cho chứng cứ thu được có giá trị.

Chứng minh tội phạm và người phạm tội chỉ những người có thẩm quyền tố tụng mới được thu thập chứng cứ. Bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu và trình bày những vấn đề có liên quan đến vụ án nhưng họ không có nghĩa vụ phải thu thập chứng cứ. Khi thu thập chứng cứ, những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản tố tụng để ghi nhận những chứng cứ đó. 

–  Đánh giá chứng cứ: là việc xác định một cách thận trọng, toàn diện, khách quan mức độ tin cậy của những tình tiết thực tế đã thu thập được cũng như nguồn của nó để xác lập đúng đắn những những tình tiết của vụ án. 

Nhằm xác định độ tin cậy và giá trị chứng minh của từng chứng cứ cũng như toàn bộ chứng cứ đã thu thập được.

Chủ thể của đánh giá chứng cứ là những người tham gia vào quá trình tố tụng.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM