Hệ thống pháp luật

Chồng vay tín dụng không có khả năng thanh toán thì vợ có bị ảnh hưởng gì không?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL17868

Câu hỏi:

Chồng em vay tín dụng gốc 50 triệu. Mấy năm nay chồng em thất nghiệp, không có việc làm ngân hàng tính lãi tới 164 triệu đồng. Chồng em mong ngân hàng chốt nợ gốc thì cố gắng để trả vì chồng em nợ mấy ngân hàng nên trả cả lãi thì không có khả năng, em làm nhà nước liệu có bị ảnh hưởng gì không? Ngân hàng nói không trả được sẽ khởi kiện? Em mong được giải đáp.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Căn cứ Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

"Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."

Khi chồng bạn vay ngân hàng, chồng bạn phải có nghĩa vụ trả nợ, nếu quá hạn thì phải chịu lãi theo quy định nêu trên. Đối với nội dung câu hỏi "có ảnh hưởng gì đến bạn hay không?" cần xác định theo hai trường hợp:

1. Khoản vay là nghĩa vụ riêng của chồng bạn – bạn không tham gia vay 

Khi chồng bạn vay sử dụng vào mục đích riêng thì chồng bạn phải có nghĩa vụ thanh toán nợ với ngân hàng và bạn không bị ảnh hưởng gì.

Theo quy định tại Điều 37 Luật hôn nhân gia đình 2014 nếu là khoản nợ chung thì bạn có trách nhiện thực hiện nghĩa vụ chung cùng chồng:

"Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng

Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

Chia tài sản khi chồng ngoại tình? Chia tài sản chung khi có 2 vợ?

3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan."

Trường hợp các bên không thỏa thuận được và chồng bạn cũng không thể trả được nợ đúng hạn thì ngân hàng có quyền khởi kiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Đây là tranh chấp dân sự, bạn không vi phạm pháp luật sẽ không ảnh hưởng đến công việc của bạn.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM