Hệ thống pháp luật

Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL30913

Câu hỏi:

Xin chào luật sư. Tôi có thắc mắc muốn hỏi về Nghị định 55/2015/NĐ-CP. Tôi ở nông thôn muốn vay vốn Ngân hàng theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP để trồng cây dược liệu và mở rộng quy mô chăn nuôi. Tôi vẫn ở chung với bố mẹ chưa có sổ đỏ riêng. Tôi muốn vay 100 triệu nhưng không có tài sản đảm bảo. Tôi dùng sổ đỏ mảnh đất 1500m2 đứng tên ông tôi để đảm bảo có được không? Tôi muốn vay thì cần làm những thủ tục gì? Mong nhận được sự giúp đỡ của luật sư. Tôi xin cảm ơn.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Căn cứ Điều 4 Nghị định 55/2015/NĐ-CP quy định các lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn như sau:

"Điều 4. Các lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

1. Cho vay các chi phí phát sinh phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ.

2. Cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thương mại và cung ứng các dịch vụ trên địa bàn nông thôn.

3. Cho vay để sản xuất giống trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp.

5. Cho vay phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

6. Cho vay các nhu cầu phục vụ đời sống của cư dân trên địa bàn nông thôn.

7. Cho vay theo các chương trình kinh tế liên quann đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ."

Theo quy định trên, bạn vay vốn để sản xuất giống trong trồng trọt, chăn nuôi thì thuộc đối tượng theo quy định tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP.

Điều 9 Nghị định 55/2015/NĐ-CP quy định cơ chế bảo đảm tiền vay như sau:

"Điều 9. Cơ chế bảo đảm tiền vay

1. Tổ chức tín dụng được xem xét cho khách hàng vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật.

a) Tối đa 50 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp (trừ trường hợp nêu tại Điểm c Khoản 2 Điều này);

b) Tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn; cá nhân và hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có tham gia liên kết trong sản xuất nông nghiệp với hợp tác xã hoặc doanh nghiệp (trừ trường hợp nêu tại Điểm c Khoản 2 Điều này);

c) Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm;

d) Tối đa 300 triệu đồng đối với tổ hợp tác và hộ kinh doanh;

đ) Tối đa 500 triệu đồng đối với hộ nuôi trồng thủy sản, hộ khai thác hải sản xa bờ có ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với tổ chức chế biến và xuất khẩu trực tiếp;

Điều kiện, thủ tục và thẩm quyền thành lập tổ chức tín dụng

e) Tối đa 01 tỷ đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;

g) Tối đa 02 tỷ đồng đối với hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ; các chủ trang trại nuôi trồng thủy sản; liên hiệp hợp tác xã hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp không bao gồm các đối tượng thuộc Điểm h Khoản 2 Điều này;

h) Tối đa 03 tỷ đồng đối với liên hiệp hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ.

3. Các đối tượng khách hàng được vay không có tài sản bảo đảm quy định tại Khoản 2 Điều này phải nộp cho tổ chức tín dụng cho vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với các đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Khách hàng chỉ được sử dụng giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp để vay vốn tại một tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng giấy xác nhận trên để vay không có tài sản bảo đảm theo quy định tại Nghị định này.

4. Các cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này không phải nộp các lệ phí sau: Lệ phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản tại cơ quan thực hiện chứng thực hợp đồng; Lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm"

Theo quy định trên, bạn có thể vay khi không có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, bạn phải nộp cho tổ chức tín dụng cho vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với các đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. 

Theo như bạn trình bày, bạn không có đất đai, bạn có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 1.500m2 đứng tên ông bạn thì bạn không thể sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này làm tài sản bảo đảm, bạn phải có giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền giữa ông bạn và bạn, trong đó ủy quyền cho bạn sử dụng tài sản để thế chấp vay vốn ngân hàng.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM