Hệ thống pháp luật

Chém người khác bị đứt tay bị phạt tù bao nhiêu năm?

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL41421

Câu hỏi:

Một người chém một người khác bị đứt tay ở tù bao nhiêu năm, nhờ luật sư cho biết, vì công an xã nói phải ở từ 7 năm.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Hành vi phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả là làm cho nạn nhân đứt tay bị tòa án tuyên phạt phụ thuộc chủ yếu và mức độ thương tích và cách yếu tố khác quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự hiện hành cùng các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ khác:

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác 

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”

Và dựa vào Bảng 1: Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích kèm Thông tư 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể ( trích):

1.5. Cụt một cánh tay

 

1.5.1. Đường cắt 1/3 giữa

61 – 65

1.5.2. Đường cắt 1/3 trên

66 – 70

….

3. Bàn tay và khớp cổ tay

 

3.1. Tháo khớp cổ tay một bên

52

3.2. Cứng khớp cổ tay do chấn thương (các ngón tay vẫn bình thường)

 

3.2.1. Cổ tay ở tư thế cơ năng (0°)

21 – 25

3.2.2. Cổ tay ở tư thế gấp hoặc ngửa tối đa

31 – 35

3.2.3. Cổ tay ở tư thế khác (không phải tư thế cơ năng hoặc gấp, ngửa tối đa)

26 – 30

3.3. Gẫy, vỡ xương hoặc trật khớp cũ khớp xương cổ tay một bên

 

3.3.1. Di chứng ảnh hưởng ít đến động tác khớp cổ tay

5 – 9

3.3.2. Gây cứng khớp cổ tay: Áp dụng theo Mục 3.2

 

3.4. Gẫy xương bàn tay

 

3.4.1. Gẫy một – hai xương bàn tay, nếu bàn tay không bị biến dạng và không hạn chế chức năng bàn tay – ngón tay

6 – 10

3.4.2. Gẫy trên hai xương bàn tay, hoặc trường hợp gẫy can xương xấu, bàn tay biến dạng, ảnh hưởng nhiều đến chức năng bàn tay, ngón tay

16 – 20

3.4.3. Mất đoạn xương nhiều xương bàn tay làm bàn tay biến dạng và gây hạn chế chức năng nhiều

21 – 25

4. Ngón tay

 

4.1. Cụt (mất) năm ngón tay của một bàn tay

 

4.1.1. Cụt (mất) năm ngón tay

47

4.1.2. Trường hợp cắt rộng đến xương bàn tay

50

4.2. Cụt (mất) bốn ngón của một bàn tay

 

4.2.1. Mất ngón cái (I), ngón trỏ (II), ngón giữa (III) và ngón tay đeo nhẫn (IV): I II III IV

45

4.2.2. Mất ngón tay cái và ba ngón khác

 

4.2.2.1. Mất các ngón I II III IV (còn lại ngón V)

43

4.2.2.2. Mất các ngón I II IV V (còn lại ngón III)

43

4.2.2.3. Mất các ngón I III IV V (còn lại ngón II)

43

4.2.3. Mất bốn ngón II III IV V (còn lại ngón I)

41

4.2.4. Vừa bị mất bốn ngón tay vừa tổn thương (gẫy, khuyết…) từ một đến ba xương bàn tay

45 – 47

4.3. Cụt (mất) ba ngón tay của một bàn tay

 

4.3.1. Mất ngón I và hai ngón khác

 

4.3.1.1. Mất các ngón I II III

41

4.3.1.2. Mất các ngón I II IV

39

4.3.1.3. Mất các ngón I II V

39

4.3.1.4. Mất các ngón I III IV

37

4.3.1.5. Mất các ngón I III V

35

4.3.1.6. Mất các ngón I IV V

35

4.3.2. Mất ngón II và hai ngón khác (còn lại ngón I)

 

4.3.2.1. Mất các ngón II III IV

31

4.3.2.2. Mất các ngón II III V

31

4.3.2.3. Mất các ngón II IV V

29

4.3.3. Mất các ngón III IV V

25

4.3.4. Cắt cụt ba ngón tay kèm tổn thương một đến ba xương bàn tương ứng thì được cộng thêm 4– 6 % (cộng lùi)

 

4.4. Cụt (mất) hai ngón tay của một bàn tay

 

4.4.1. Mất ngón I và một ngón khác

 

4.4.1.1. Mất ngón I và ngón II

35

4.4.1.2. Mất ngón I và ngón III

33

4.4.1.3. Mất ngón I và ngón IV

32

4.4.1.4. Mất ngón I và ngón V

31

4.4.2. Mất ngón II và một ngón khác (trừ ngón I)

 

4.4.2.1. Mất ngón II và ngón III

25

4.4.2.2. Mất ngón II và ngón IV

23

4.4.2.3. Mất ngón II và ngón V

21

4.4.3. Mất ngón tay III và ngón IV

19

4.4.4. Mất ngón tay III và ngón V

18

4.4.5. Mất ngón IV và ngón út V

Mất hai ngón tay kèm theo tổn thương xương bàn tương ứng được cộng thẳng 2 – 4 % vào tỷ lệ mất ngón

18

4.5. Cụt (mất) một ngón tay

 

4.5.1. Ngón I (ngón cái)

 

4.5.1.1. Cứng khớp liên đốt

6 – 8

4.5.1.2. Hàn khớp đốt – bàn

11 – 15

4.5.1.3. Mất xương tạo thành khớp giả ngón cái

11 – 15

4.5.1.4. Mất đốt ngoài (đốt hai)

11 – 15

4.5.1.5. Mất trọn ngón I (tháo khớp ngón – bàn)

21 – 25

4.5.1.6. Mất trọn ngón và một phần xương bàn I

26 – 30

4.5.2. Ngón II (ngón trỏ)

 

4.5.2.1. Cứng một khớp liên đốt

3 – 5

4.5.2.2. Cứng khớp đốt – bàn

7 – 9

4.5.2.3. Cứng các khớp liên đốt

11 – 12

4.5.2.4. Mất đốt ba

3 – 5

4.5.2.5. Mất hai đốt ngoài (đốt 2 và 3)

6 – 8

4.5.2.6. Mất trọn ngón II (tháo khớp ngón – bàn)

11 – 15

4.5.2.7. Mất trọn ngón II và một phần xương bàn

16 – 20

4.5.3. Ngón III (ngón giữa)

 

4.5.3.1. Cứng một khớp liên đốt

1 – 3

4.5.3.2. Cứng khớp đốt – bàn

5 – 6

4.5.3.3. Cứng các khớp liên đốt

7 – 9

4.5.3.4. Mất đốt ba

1 – 3

4.5.3.5. Mất hai đốt ngoài (đốt 2 và 3)

4 – 6

4.5.3.6. Mất trọn ngón III (tháo khớp ngón – bàn)

8 – 10

4.5.3.7. Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng

11 – 15

4.5.4. Ngón IV (ngón đeo nhẫn)

 

4.5.4.1. Cứng một khớp liên đốt

1 – 3

4.5.4.2. Cứng khớp ngón – bàn

4 – 5

4.5.4.3. Cứng các khớp liên đốt

6 – 8

4.5.4.4. Mất đốt ba

1 – 3

4.5.4.5. Mất hai đốt ngoài của ngón IV (đốt 2 và 3)

4 – 6

4.5.4.6. Mất trọn ngón IV

8 – 10

4.5.4.7. Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng

11 – 15

4.5.5. Ngón V (ngón tay út)

 

4.5.5.1. Cứng một khớp liên đốt

1 – 2

4.5.5.2. Hàn khớp đốt ngón – bàn

3 – 4

4.5.5.3. Cứng các khớp liên đốt

5 – 6

4.5.5.4. Mất đốt ba

1 – 3

4.5.5.5. Mất đốt hai và ba

4 – 5

4.5.5.6. Mất trọn ngón V (tháo khớp ngón – bàn)

6 – 8

4.5.5.7. Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng

11 – 15

4.6. Cụt nhiều ngón tay của hai bàn tay

 

4.6.1. Cụt hai ngón I (ngón tay cái)

36 – 40

4.6.2. Cụt hai ngón II

21 – 25

4.6.3. Cụt hai ngón III

16 – 20

4.6.4. Chấn thương cắt cụt hai ngón IV

16 – 20

4.6.5. Chấn thương cắt cụt hai ngón V

16 – 20

4.6.6. Cụt ngón I, ngón II và ngón III bàn tay phải (tay thuận) và cụt ngón I, ngón II bàn tay trái (tay không thuận)

61

4.7. Gẫy xương một đốt ngón tay

1

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Tố cáo công an đánh người? Tố cáo bảo vệ đánh người gây thương tích?

Căn cứ vào thương tật của nạn nhân cơ quan điều tra tiến hành giám định thương tích dựa vào Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích để xác định tỷ lệ phần trăm thương tật.

Như vậy, căn cứ và hành vi cố ý gây thương tích, mức độ thương tật của nạn nhân và các tình tiết khác tòa án sẽ dựa theo trường hợp cụ thể để xác định khung hình phạt và sẽ tuyên mức án tù tương ứng.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Tình tiết gây cố tật nhẹ cho nạn nhân trong tội cố ý gây thương tích

– Xử phạt hành vi cố ý gây thương tích

– Trách nhiệm khi cố ý gây thương tích cho người khác

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Tư vấn luật hình sự miễn phí

– Tư vấn luật hình sự trực tuyến miễn phí qua điện thoại

– Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn