Hệ thống pháp luật

Chế độ khi giảng viên chấm dứt hợp đồng làm việc?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL32993

Câu hỏi:

Tôi là một giảng viên của một trường Đại học thuộc Bộ Công Thương. Tôi xin Luật sư và Công ty tư vấn giúp tôi một số việc sau đây. Tháng 10 năm 2006 tôi được tuyển dụng vào làm giáo viên được ký hợp đồng lao động lần đầu. Sau đó ngày 1/4/2014 tôi được Nhà trường gọi xuống yêu cầu ký tiếp hợp đồng lao động số 02( hợp đồng này chúng tôi không được Nhà trường cho giữ 1 bản). Ngày 27/6/2016 vừa qua tôi viết đơn xin chấm dứt hợp đồng lao động với lý do hoàn cảnh gia đình khó khăn ( bố mẹ già, vợ thất nghiệp, 2 con còn nhỏ). Bản thân tôi trong suốt 10 năm công tác tại trường luôn là lá cờ đầu trong công việc, được xét nâng lương trước thời gian, được bầu là chiến sỹ thi đua 4 năm. Trong những năm công tác, tôi thi đỗ cao học năm tháng 8/2008 và tốt nghiệp năm 10/2010. Tôi được học lớp nghiệp vụ sư phạm, được tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn do nhà trường tổ chức hoặc mời các chuyên gia về giảng dạy. (Tất cả các lớp tham gia đều không có cam kết phục vụ bao nhiêu thời gian). Bản thân tôi còn bị buộc viết cam đoan nộp bằng Đại học cho Nhà trường, hiện nhà trường đang giữ của tôi và tất cả các giáo viên khác. Tôi đi làm đến hết tháng 6 năm 2016, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Ngày 18/7/2016 Hiệu trưởng đã ký quyết định cho tôi chấm dứt hợp đồng làm việc( tổng thời gian từ khi nộp đơn đến khi có QĐ là 21 ngày). Đến kỳ trả lương ngày 14/7 vừa qua Nhà trường không trả thưởng tháng 6 cho Tôi, và lương tháng 7 cho tôi (trường tôi trả lương trước 1 tháng là tháng 7). Hiện tại tôi vẫn đang được hưởng chế độ nghỉ hè theo quy định. Đến ngày 1/4/2016 tôi đến kỳ nâng lương thường xuyên từ 3.0 lên 3.33. Tháng 6/2016 Nhà trường đã xét nâng lương cho Tôi và một số viên chức khác theo quy định. Bản thân tôi năm 2016 được bầu là chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. Vậy tôi xin hỏi Luật sư một số việc như sau 1. Nhà trường không trả thưởng tháng 6 và lương tháng 7 cho Tôi là đúng hay sai? 2. Tôi có phải đền bù kinh phí đào tạo khóa học thạc sỹ 2 năm ( 2008 – 2010) và các khóa tập huấn, học nghiệp vụ sư phạm, bồi dưỡng ngắn hạn không? Cách tính đền bù như thế nào? 3. Nhà trường không ra quyết định nâng lương cho tôi đúng hay sai? Không trả truy lĩnh lương từ tháng 4/2016 đến tháng 7/2016 cho tôi đúng hay sai? 4. Tôi có được hưởng trợ cấp thôi việc hay trợ cấp thất nghiệp không? Nếu có thì cách tính như thế nào? 5. Việc Nhà trường giữ bằng ĐH bản chính của tôi là sai, chúng tôi biết điều này. Nhưng khi nộp bằng ĐH chỉ có tờ giấy cam đoan tự nguyện nộp bằng do chúng tôi bị yêu cầu phải viết, không viết, không tuyển dụng. Giờ làm thế nào để lấy được bằng ĐH bản chính của tôi. Tôi chắc chắn rằng những việc tôi hỏi sẽ được Nhà trường thực hiện theo hướng không có lợi với tôi (không trả thưởng tháng 6 và lương tháng 7, không có QĐ nâng lương, không trả truy lĩnh lương, bắt đền bù kinh phí đào tạo…)Vì Họ đã làm như thế rất nhiều trường hợp trước tôi. Sau này nếu Nhờ Luật sư can thiệp tôi cần phải làm gì, kinh phí để thực hiện việc này có nhiều không.Mong luật sư trả lời giúp Tôi. Chúc Luật sư và Công ty ngày càng phát triển, là chỗ dựa vững chắc cho người lao động như chúng tôi. Để pháp luật được thực thi một cách nghiêm minh. ?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Luật viên chức 2010;

– Thông tư 08/2013/TT-BNV.

2. Nội dung tư vấn

Đối với việc chấm dứt hợp đồng làm việc: 

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

Căn cứ Điều 25 Luật viên chức 2010 thì hợp đồng làm việc của viên chức có hai loại: Hợp đồng làm việc xác định thời hạn và hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.

– Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người trúng tuyển vào viên chức, trừ trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật viên chức 2010.

– Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với trường hợp đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn và trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật viên chức 2010.

Trong trường hợp này,hợp đồng bạn đang làm việc bạn không xác định rõ là loại hợp đồng nào. Do đó, chia các trường hợp sau: 

Với hợp đồng lao động không xác định thời hạn: 

Với hợp đồng lao động xác định thời hạn: Căn cứ khoản 5, khoản 6 Điều 29 Luật viên chức 2010 quy định điều kiện và thủ tục thông báo sau:

– Điều kiện: 

Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;

Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;

Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh;

Xác định trình độ lý luận chính trị đối với bí thư đoàn xã

Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.

Thủ tục thông báo: Viên chức phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 03 ngày đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 5 Điều 29 Luật viên chức 2010 ; ít nhất 30 ngày đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 5 Điều 29 Luật viên chức 2010. Bạn nghỉ vì lý do hoàn cảnh gia đình khó khăn thì bạn có trách nhiệm thông báo ít nhất 30 ngày cho đơn vị của bạn. 

Khi chấm dứt hợp đồng đúng theo thông báo, nhà trường phải có trách nhiệm chi trả tiền lương, tiền thưởng cho những ngày bạn làm việc mà chưa được trả. Nếu nhà trường không trả thì đó là không đúng. Bởi lẽ thời gian nghỉ hè được coi là thời gian nghỉ hàng năm của giáo viên và được hưởng nguyên lương. 

Đối với hợp đồng đào tạo nghề:

Quyền lợi, trách nhiệm của viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng

1. Quyền lợi của viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật Viên chức 2010

2. Trách nhiệm của viên chức khi thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 35 Luật Viên chức 2010

Theo quy định của Nghị định 29/2012/NĐ – CP:

Điều kiện để được cấp chứng nhận bồi dưỡng giảng viên đấu thầu

"Điều 36. Đào tạo và đền bù chi phí đào tạo

1. Viên chức được cử đi đào tạo trong các trường hợp sau:

a) Đơn vị sự nghiệp công lập được tổ chức, sắp xếp lại;

b) Đáp ứng nhu cầu xây dựng, quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. Điều kiện để viên chức được cử đi đào tạo:

a) Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp của viên chức;

b) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hải quan nghề nghiệp tại đơn vị sự nghiệp công lập sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo.

3. Viên chức được cử đi đào tạo theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, còn phải thực hiện quy định của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế và đáp ứng các yêu cầu khác của chương trình hợp tác.

4. Viên chức được cử đi đào tạo ở trong nước và ngoài nước phải đền bù chi phí đào tạo trong các trường hợp sau:

a) Trong thời gian được cử đi đào tạo, viên chức tự ý bỏ học hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc;

b) Viên chức hoàn thành khóa học nhưng không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp, chứng nhận kết quả học tập;

c) Viên chức đã hoàn thành và được cấp bằng tốt nghiệp khóa học từ trình độ trung cấp trở lên nhưng chưa phục vụ đủ thời gian theo cam kết quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

5. Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về cách tính chi phí đền bù và quy trình, thủ tục đền bù chi phí đào tạo quy định tại Điều này."

Nếu trường hợp bạn được đào tạo xong nhưng phục vụ không đủ thời hạn cam kết sau khi hoàn thành chương trình đào tạo thì bạn sẽ phải đền bù chi phí đào tạo.

Đối với việc nâng lương: 

Căn cứ khoản 1 khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV quy định về điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương đối với viên chức như sau: 

Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:

– Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;

– Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;

– Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

Tổ chức đào tạo chuyên môn về xây dựng phải đáp ứng điều kiện về giảng viên cụ thể như thế nào?

– Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;

– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

– Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

– Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;

– Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;

– Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.

Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điểm này (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hằng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.

Khi đủ điều kiện về thời hạn, viên chức được xét nâng bậc lương với viên chức là được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

Như thế, nếu bạn thỏa mãn hai điều kiện trên thì bạn hoàn toàn được nâng lương. Thời điểm nâng lương được xác định kể từ khi bạn đủ điều kiện nâng lương và được hiệu trường nhà trường có quyết định nâng lương. Do đó, thời điểm bạn có đủ điều kiện nâng lương từ tháng 4 mà tới tháng 6 mới có quyết định nâng lương thì thời điểm để tính cho bạn là từ khi có quyết định của hiệu trưởng nhà trường. Nếu quyết định xác định thời điểm nâng lương từ tháng 6 thì bạn được hưởng tiền lương mới từ tháng 6. 

Đối với việc giữ bằng đại học:

Căn cứ Điều 20 Bộ luật lao động 2012 thì người sử dụng lao động không được thực hiện các hành vi sau: 

– Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

– Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

Nếu như bạn đã có giấy tờ cam đoan tự giao nộp bản chính bằng đại học thì nhà trường cũng không được giữ bản chính bằng đại học của bạn. Để lấy lại bằng đại học, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu trường trả bằng đại học cho bạn. 

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM