Hệ thống pháp luật

Chế độ đối với người lao động tham gia thường trực

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL37132

Câu hỏi:

1.Xin hỏi Luật sư về chế độ chấm công lao động đối với người tham gia thường trực y tế (có thể quy đổi ngày có tham gia thường trực thành ngày công hay không vì trên bảng chấm công lao động không có mục trực này) 2.Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người tham gia thường trực y tế (theo điều 3 Thông tư số 25/2013/TT-BLĐTBXH) Xin cảm ơn?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

– Quyết định 73/2011/QĐ-TTg

– Thông tư 25/2013/TT-BLDTBXH

2. Nội dung tư vấn

"3. Chế độ đối với người lao động tham gia thường trực:

a) Chế độ phụ cấp thường trực:

– Người lao động thường trực 24/24 giờ được hưởng mức phụ cấp như sau:

115.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt.

90.000 đồng/người/phiên trực đối với bệnh viện hạng II.

65.000 đồng/người/phiên trực đối với các bệnh viện còn lại và các cơ sở khác tương đương.

25.000 đồng/người/phiên trực đối với trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y, bệnh xá quân dân y.

– Người lao động thường trực theo ca 12/24 giờ được hưởng mức bằng 0,5 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ;

– Người lao động thường trực theo ca 16/24 giờ được hưởng mức bằng 0,75 lần mức phụ cấp thường trực 24/24 giờ.

Nếu thường trực tại khu vực hồi sức cấp cứu, khu vực chăm sóc đặc biệt thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,5 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày nghỉ hằng tuần thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,3 lần mức quy định trên; thường trực vào ngày lễ, ngày Tết thì mức phụ cấp thường trực được tính bằng 1,8 lần mức quy định trên.

b) Người lao động thường trực 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn là 15.000 đồng/người/phiên trực;

c) Người lao động được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau:

– Thường trực 24/24 giờ vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần được nghỉ bù 01 ngày; vào các ngày lễ, Tết được nghỉ bù 02 ngày;

– Thường trực theo ca 12/24 giờ hoặc ca 16/24 giờ được nghỉ ít nhất 12 giờ tiếp theo.

Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm việc vào giờ nghỉ trên thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.

d) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm thêm giờ thì phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Người làm việc vào ca đêm được trả tiền lương làm việc vào ban đêm theo quy định của pháp luật về lao động."

>>> Luật sư tư vấn chế độ cho người lao động qua tổng đài: 024.6294.9155

Có thể thấy, đối với mức phụ cấp và ngày công làm việc trong thời gian bạn thường trực thì sẽ có một mức riêng, không được tính cùng với công làm việc của ngày thường. Ngoài mức lương theo ca được hưởng thì bạn còn nhận được mức phụ cấp thường trực, việc có đổi hay không tùy vào phương pháp tính công mà đơn vị bạn đang làm việc. Còn đối với chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật thì theo quy định tại Điều 3 Thông tư 25/2013/TT-BLDTBXH về nguyên tắc bồi dưỡng bằng hiện vật:

"1. Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca hoặc ngày làm việc, bảo đảm thuận tiện và vệ sinh.

2. Không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (gồm cả đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng.

3. Trường hợp do tổ chức lao động không ổn định, không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ được (ví dụ: làm việc lưu động, phân tán, ít người), người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải lập danh sách cấp phát, có ký nhận của người lao động; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng của người lao động.

4. Mức bồi dưỡng cụ thể đối với từng người lao động được xác định như sau:

a) Đối với người lao động đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này, nếu làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng, nếu làm dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

… "

Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật chỉ được áp dụng đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại. Do không rõ công việc cụ thể mà bạn tham gia tại bệnh viện là gì, có thuộc danh mục những ngành nghề nguy hiểm độc hại hay không nên nếu có thì bạn mới có thể được hưởng chế độ này.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM