Hệ thống pháp luật

Chế độ chăm sóc phạm nhân nữ có thai trong trại tù

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL41043

Câu hỏi:

Chào Luật sư! Xin hỏi Luật sư, phạm nhân nữ khi có thai mà không được tạm hoãn chấp hành án phạt tù thì được chăm sóc thế nào? Nếu đứa trẻ lớn lên không có ai chăm sóc thì có được theo mẹ vào tù sống không? Cảm ơn Luật sư! 

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Điều 45 Luật Thi hành án hình sự 2010 quy định về Chế độ đối với phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi như sau:

1. Phạm nhân nữ có thai nếu không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí nơi ở hợp lý, được khám thai định kỳ hoặc đột xuất, được chăm sóc y tế trong trường hợp cần thiết; được giảm thời gian lao động, được hưởng chế độ ăn, uống bảo đảm sức khoẻ.

2. Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của Bộ luật lao động. Trong thời gian nghỉ sinh con, phạm nhân được bảo đảm tiêu chuẩn, định lượng ăn theo chỉ dẫn của y sĩ hoặc bác sĩ, được cấp phát thực phẩm, đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Phạm nhân nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi được bố trí thời gian phù hợp để chăm sóc, nuôi dưỡng con.

3. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị đăng ký khai sinh cho con của phạm nhân. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân chấp hành án có trách nhiệm đăng ký và cấp giấy khai sinh.

4. Phạm nhân nữ có con từ 36 tháng tuổi trở lên phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng. Trường hợp con của phạm nhân không có thân nhân nhận nuôi dưỡng, thì trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, phải đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi phạm nhân chấp hành án chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, nuôi dưỡng. Người chấp hành xong án phạt tù được nhận lại con đang được cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng.

Như vậy, phạm nhân nữ có thai mà không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí nơi ở hợp lý, được khám thai, chăm sóc y tế, giảm thời gian lao động, hưởng chế độ ăn, uống đảm bảo sức khỏe, được tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong thời gian có thai và khi sinh con theo quy định viện dẫn ở trên.

Đứa trẻ do phạm nhân nữ sinh ra được đảm bảo về quyền lợi về nuôi dưỡng, chăm sóc cũng như được làm giấy khai sinh.

Khi đứa trẻ đủ 36 tháng tuổi sẽ được gửi về cho thân nhân của phạm nhân nữ đó nuôi dưỡng. Nếu không có thân nhân nuôi dưỡng thì được gửi tới cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng, tiếp nhận.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Sau khi chấp hành xong án phạt tù, người mẹ có thể nhận lại con tại cơ sở bảo trợ xã hội để nuôi dưỡng, chăm sóc.

Để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của trẻ có mẹ đang chấp hành hình phạt tù, pháp luật không cho phép con từ đủ 36 tháng tuổi trở lên được theo mẹ vào trại giam sinh sống, kể cả khi không có người thân chăm sóc, nuôi dưỡng.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Khởi tố hình sự người hành nghề bói toán

– Đánh bạc hơn một triệu có bị khởi tố hình sự không?

– Trả lại vật chứng trong vụ án hình sự

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

Quy định về chăm sóc sức khỏe người lao động

– Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến miễn phí

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM