Hệ thống pháp luật

chánh nhất

"chánh nhất" được hiểu như sau:

Chức danh để chỉ người đứng đầu tòa thượng thẩm (Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ) ở Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc.Theo Sắc lệnh số 13 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 24.1.1946, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong hệ thống các tòa án nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có các tòa thượng thẩm đặt ở mỗi kỳ. Một tòa thượng thẩm Bắc Kỳ đặt tại Hà Nội, tòa thượng thẩm Trung Kỳ đặt ở Thuận Hóa - Huế; tòa thượng thẩm Nam Kỳ đặt ở Sài Gòn. Mỗi tòa thượng thẩm có một chánh nhất, các chánh án phòng, các hội thẩm, một chưởng lý, một hay nhiều phó chưởng lý, các tham lý, một chánh lục sự, các lục sự, các tham tá và thư ký.Tại phiên tòa, ngồi xử có chánh nhất hay do một chánh án phòng chủ tọa và hai hội thẩm, chưởng lý, phó chưởng lý hay tham lý ngồi ghế công tố viên, chánh lục sự hay lục sự ngồi ghế lục sự. Trong xét xử các việc hình, tòa thượng thẩm phúc lại các án tiểu hình và đại hình.