Hệ thống pháp luật

chấm dứt quyền sở hữu

"chấm dứt quyền sở hữu" được hiểu như sau:

Kết thúc quyền sở hữu của chủ thể đối với tài sản nhất định.Khi có sự kiện pháp lý là căn cứ làm chấm dứt quyền sở hữu thì quyền sở hữu của chủ thể đối với tài sản đó không còn nữa.Quyền sở hữu chấm dứt trong các trường hợp sau đây: chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác; chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình; tài sản bị tiêu hủy; tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu; tài sản bị trưng mua; tài sản bị tịch thu; vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định, tài sản mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu; các căn cứ khác do pháp luật quy định.Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, chấm dứt quyền sở hữu được quy định tại Tiểu mục 2 Mục 3 Chương XIV Bộ luật dân sự năm 2014 do Quốc hội khóa 13 ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015.