Hệ thống pháp luật

Chấm dứt hợp đồng thử việc

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL37478

Câu hỏi:

Em xin hỏi. Trường hợp làm thử việc trong vòng 3 tháng mà em đã làm được 2 tháng và hoàn toàn đạt chỉ tiểu của công ty. Công ty hủy hợp đồng lao động vì công ty chuyển đổi hình thức kinh doanh. Vậy em có được đền bù gì không?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Điều 29 Bộ Luật lao động 2012.

Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

Nghị định 88/2015/NĐ-CP.

2. Giải quyết  vấn đề

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

– Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

– Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

– Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

Theo quy định trên, thời gian thử việc tối đa là không quá 60 ngày. Theo như bạn trình bày, bạn ký hợp đồng thử việc 3 tháng với công ty như vậy là không đúng quy định pháp luật. Đối với hành vi thử việc quá thời gian quy định thì công ty sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm b) Khoản 2 Điều 6 Nghị định 95/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 88/2015/NĐ-CP, mức xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

3. Kết luận

Như vậy, trong trường hợp công ty hủy hợp đồng thử việc của bạn, trong thời gian thử việc, bạn đáp ứng được các yêu cầu của công ty nay muốn yêu cầu công ty bồi thường thì bạn phải xem lại trong hợp đồng thử việc có điều khoản quy định vấn đề này hay không? Nếu có điều khoản quy định thì bạn có quyền yêu cầu bồi thường. Nếu không có điều khoản quy định thì bạn không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM