Hệ thống pháp luật

Cấu thành tội phạm, mức xử phạt đối với tội buôn bán hàng cấm

Ngày gửi: 08/05/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL42044

Câu hỏi:

Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: A là lái xe của một đoàn xe quá cảnh. Trong một lần vận chuyển xăng theo hợp đồng của cơ quan X qua Trung Quốc, A lén lút mua một số hàng hóa là vàng, bạc đem về Việt Nam bán kiếm lời. Về biên giới Trung Quốc – Việt Nam, A đã nhờ B là cán bộ Hải quan Việt Nam (quen biết với cán bộ Hải quan Trung Quốc) nên B đã đưa trái phép số hàng hóa này qua biên giới vào Việt Nam chót lọt sau đó giao lại cho A. Khi A đang đưa về Hà Nội tiêu thụ thì bị bắt giữ. Giá trị hàng hóa khi bị phát hiện là 300 triệu đồng. Vậy xin hỏi A và B phạm tội gì? Sẽ bị xử phạt như thế nào? Cảm ơn luật sư!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Đối với thông tin bạn đưa ra, A phạm tội buôn lậu theo khoản 1 Điều 153 Bộ luật hình sự 1999:

1. Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm

a) Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm  triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật hình sự 1999 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232,  233, 236 và 238 của Bộ luật hình sự 1999;

b) Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá;

c) Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật hình sự 1999 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232,  233, 236 và 238 của Bộ luật hình sự 1999.

Dấu hiệu cấu thành tội buôn lậu:

Chủ thể: Người từ 16 tuổi trở lên không rơi vào trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, người từ đủ 14 tuổi phạm tội theo khoản 3, khoản 4 Điều 153 Bộ luật hình sự 1999.

Hành vi:

Buôn bán trái phép qua biên giới bao gồm các trường hợp sau:

-Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ một trăm  triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật hình sự 1999 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232,  233, 236 và 238 của Bộ luật hình sự 1999;

– Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá;

– Hàng cấm có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 154, 155, 156, 157, 158,159,160 và 161 của Bộ luật hình sự 1999  hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232,  233, 236 và 238 của Bộ luật hình sự 1999.

Lỗi:cố ý

Với trường hợp này, A phạm tội buôn lậu theo khoản 1 Điều 153 Bộ luật hình sự 1999 với khung hình phạt từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Còn B trong trường hợp này là đồng phạm của A theo khoản 1 Điều 20 Bộ luật hình sự 1999:

Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

Nếu như đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm thì A và B được xác định là phạm tội có tổ chức.

Nếu có tình tiết này thì A và B sẽ phạm tội quy định tại khoản 2 Điều 153 Bộ luật hình sự 1999.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:024.6294.9155

Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Với hình phạt khi phạm nhiều tội thì theo Điều 53 Bộ luật hình sự 1999:

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

 Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM