câu lạc bộ luân đôn
"câu lạc bộ luân đôn" được hiểu như sau:
Diễn đàn đa phương xử lý nợ thương mại giữa nước vay nợ (thường là các nước đang phát triển) với các ngân hàng chủ nợ.Hội nghị đầu tiên của Câu lạc bộ Luân Đôn được tổ chức vào năm 1976 . Câu lạc bộ Luân Đôn là một diễn đàn nhằm tái thiết lập lại các khoản tín dụng mở rộng bởi các ngân hàng thương mại (không hề có một khoản đảm bảo nào của chính phủ nước nợ). Bởi vì, các cuộc đàm phán giữa những nước nợ có chủ quyền và các chủ nợ thương mại thường diễn ra ở Luân Đôn nên Câu lạc bộ này đã được gọi là "Câu lạc bộ Luân Đôn”. Câu lạc bộ này là một thực thể không chính thức bao gồm thành viên các ngân hàng thương mại tham gia để xử lý khoản nợ của các nước thuộc "thế giới thứ ba".Giống như Câu lạc bộ Pari, Câu lạc bộ Luân Đôn hoạt động nhằm giảm bớt gánh nặng thanh toán nợ nhanh chóng của các nước đang phát triển. Không một Câu lạc bộ nào có đủ điều kiện như một tổ chức quốc tế. Tư cách thành viên của nó linh hoạt và Câu lạc bộ không có sự ủy quyền chính thức nào. Mỗi Câu lạc bộ có một tập hợp các luật lệ và thủ tục cho các hoạt động tái thiết lập. Trong Câu lạc bộ Luân Đôn, lợi ích của các ngân hàng chủ nợ được đại diện bởi một ban lãnh đạo bao gồm những ngân hàng có sự quảng cáo lớn nhất đối với những nước nợ đang được xem xét. (Trong Câu lạc bộ Luân Đôn, more often than not, không tính đến những khoản tiền cược tương đối của họ vào việc tái thiết lập đang được xem xét, các nước chủ nợ được đại diện bởi người có ảnh hưởng nhất trong số họ). Các nguyên tắc chỉ đạo của Câu lạc bộ Pari cho việc vỡ nợ sắp xảy ra, điều kiện và chia sẻ gánh nặng áp dụng giống như Câu lạc bộ Luân Đôn. Bất chấp những điểm tương đồng về mặt cấu trúc và thủ tục, vẫn tồn tại những điểm khác nhau quan trọng giữa Câu lạc bộ Pari và Câu lạc bộ Luân Đôn.Các nước nợ của Câu lạc bộ Luân Đôn có được sự linh hoạt hơn nhưng lại phải gánh chịu nhiều chi phí hơn các đối tác của Câu lạc bộ Pari.Trong khi Câu lạc bộ Luân Đôn tái thiết lại các khoản nợ thương mại, Câu lạc bộ Pari lại tái thiết các khoản nợ thuộc sở hữu của các chủ nợ chính thức. Câu lạc bộ Luân Đôn không có chủ tịch hay ban thư ký thường trực và thủ tục, cơ quan của nó cũng lỏng lẻo hơn so với Câu lạc bộ Pari. Vì vậy, các luật lệ điều chỉnh các hội nghị của Câu lạc bộ Luân Đôn thay đổi một cách rộng lớn từ nước này sang nước khác. Việc tiếp cận linh hoạt này làm cho các thủ tục của Câu lạc bộ rất khó mô tả. Vì không có một khung chính thức cho việc tái thiết lại tại Câu lạc bộ nên các ngân hàng thương mại có sự quảng cáo lớn nhất đối với một nước đang tìm cách tái thiết các khoản nợ của nó thành lập một ủy ban lãnh đạo được gọi là ủy ban Tư vấn Ngân hàng (BAC) để phục vụ lợi ích của tất cả các ngân hàng thương mại có các khoản cho vay đối với một nước đặc biệt. Trong khi hàng trăm ngân hàng có thể liên quan tới việc tái thiết lập của Câu lạc bộ Luân Đôn thì ủy ban lãnh đạo sẽ bao gồm không nhiều hơn 15 ngân hàng. Một thỏa thuận đạt được giữa nước nợ và ủy ban lãnh đạo phải có sự hỗ trợ của các ngân hàng chiếm tới 90% - 95% của việc quảng cáo nổi bật trước khi thỏa thuận đó có thể được ký chính thức. Vì thế, việc tái thiết thông qua Câu lạc bộ Luân Đôn có thể thiếu hấp dẫn, tốn thời gian, và tốn kém cho nước nợ. Ngược lại, một cuộc đàm phán ở Câu lạc bộ Pari được ký kết trong vòng 2 ngày và hầu như không tốn kém một chút nào cho nước nợ.Như thường lệ, Câu lạc bộ Luân Đôn không tái thiết những thanh toán lãi, trong khi Câu lạc bộ Pari lại tái thiết cả tiền vốn và lãi. Thay vào đó, các ngân hàng tư nhân trong một khoản vay như vậy thường được dựa trên sự quảng cáo của họ ở nước nợ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, các ngân hàng dần trở nên miễn cưỡng trong việc cung cấp khoản tiền mới cho các nước nợ. Các hiệp định tái thiết hiện nay đưa ra một danh sách nhiều sự lựa chọn tài chính bao gồm các công cụ giảm nợ. Không giống như Câu lạc bộ Pari, Câu lạc bộ Luân Đôn có thể tái thiết một khoản nợ mà không đòi hỏi nước ký kết một hiệp định dự phòng với Quỹ tiền tệ quốc tế. Câu lạc bộ Pari thường từ chối các giai đoạn củng cố hơn một năm, trong khi Câu lạc bộ Luân Đôn muốn kéo dài tới hai hoặc ba năm. Tuy nhiên, Câu lạc bộ Pari lại từ từ mở rộng các giai đoạn củng cố của mình trong khi Câu lạc bộ Luân Đôn lại không linh hoạt trong vấn đề này.Khác với câu lạc bộ Pari, các chủ nợ của Câu lạc bộ Luân Đôn bầu ra ủy ban tư vấn ngân hàng mà thành viên là các chủ nợ lớn nhất để đại diện cho các chủ nợ đàm phán với nước con nợ.Việt Nam đã gia nhập câu lạc bộ Luân Đôn. Tuy vậy, sau khi ký kết các hiệp định xử lý nợ qua Câu lạc bộ Luân Đôn, Việt Nam sẽ phải thực hiện một loạt cam kết theo thông lệ quốc tế đồng thời phải tiến hành nhiều công việc phức tạp như ban hành thủ tục về phát hành trái phiếu, về thế chấp bằng trái phiếu kho bạc Mỹ, về nghĩa vụ thanh toán nợ trái phiếu, về áp dụng các luật của Mỹ và Anh và thi hành các phán quyết của tòa án của họ.Trong tương lai, việc hoàn thành xử lý nợ thương mại của Việt Nam qua Câu lạc bộ Luân Đôn có ý nghĩa quan trọng: giúp Việt Nam xử lý được khoản nợ lớn (gần 1 tỷ USD), làm giảm nợ và giãn nợ, góp phần giữ gìn và nâng cao uy tín của Việt Nam với cộng đồng quốc tế, tạo điều kiện cho Việt Nam vay mới được dễ dàng và thu hút thêm các nguồn vốn khác từ bên ngoài.