Hệ thống pháp luật

Cấm sử dụng người chưa thành niên làm việc tại những địa điểm nào?

Ngày gửi: 09/04/2019 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL37522

Câu hỏi:

Tôi có người cháu năm nay mới 17 tuổi, đang học lớp 11. Hè năm nay, cháu tôi đi làm phụ hồ xây dựng cho một người ở trong xóm nhưng không có hợp đồng, không có sự đồng ý của bố mẹ. Trong khi làm việc do bị rơi từ tầng hai xuống đất bị chết, vậy xin công ty Luật hethongphapluat tư vấn cho tôi một số nội dung sau tôi xin chân thành cảm ơn quý công ty. Người sử dụng lao động không ký hợp đồng với người lao động dưới 18 tuổi bị tai nạn lao động chết có bị trách nhiệm hình sự không? – Trường hợp như cháu tôi thì có được bồi thường tại nạn lao động không và bồi thường như thế nào? ?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động năm 2012

Nghị định số 44/2013 NĐ-CP

Thông tư số 04/2015 TT-BLĐTBXH

Văn bản hợp nhất 4756/VBHN-BLĐTBXH

Thứ nhất, về độ tuổi lao động: Theo quy định tại Điều 161 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định về lao động chưa thành niên.

“Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi”.

Vậy cháu anh là lao động chưa thành niên nên cháu anh sẽ được hưởng quyền và lợi ích của lao động chưa thành niên.

Thứ hai, về hợp đồng lao động:  tại Điều 18 Bộ Luật lao động năm 2012 có quy định về nghĩa vụ giao kết hợp đồng như sau:

“1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động”.

Trong trường hợp của anh, cháu anh làm việc phải ký hợp đồng lao động với người sử dụng lào động, và phải có sự đồng ý của  bố mẹ cháu. Nhưng do cháu không ký hợp đồng, không có sự đồng ý của bố mẹ nên hợp đồng lao động mà cháu đã thỏa thuận bằng miệng được coi là hợp đồng lao đồng ký sai thẩm quyền.

Tại điểm b, khoản 1 Điều 50 Bộ Luật lao động năm 2012 thì thỏa thuận giữa cháu anh và người sử dụng lao động trong xóm là hợp đồng vô hiệu toàn bộ.

“1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

b) Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền;”

Tuy nhiên, quyền lợi cũng theo quy định của pháp luật thì cháu anh vẫn được hưởng quyền lợi bình thường theo khoản 2, Điều 52 Bộ Luật lao động năm 2012.

“2. Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì xử lý như sau:

a) Trong trường hợp do ký sai thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 1 Điều 50 của Bộ luật này thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động hướng dẫn các bên ký lại;

b) Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động được giải quyết theo quy định của pháp luật”.

Vậy theo quy định này thì gia đình anh được quyền đòi bồi thường từ phía chủ sử dụng lao động.

Tại Điều 142 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định như sau:

Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.

2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.

3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ”

Trường hợp của anh là cháu anh đi làm hè, lại kí kết hợp đồng bằng miệng, hợp đồng này đã vô hiệu như đã phân tích trên, vậy đồng nghĩa với cháu anh không tham gia bảo hiểm y tế.Cháu anh bị tai nạn lao động khi đang trực tiếp lao động. Vì vậy, cháu anh được hưởng các chế độ bồi thường, trợ cấp theo luật lao động. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động được quy định tại Điều 144 Bộ Luật lao động năm 2012 như sau:

 “1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này”.

Căn cứ, Điều 5 Nghị định số 44/2013 NĐ-CP  quy định như sau:

“2. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động theo hợp đồng lao động với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao động, người sử dụng lao động đó có trách nhiệm: 

a) Thanh toán chi phí từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 của Bộ luật lao động; 

b) Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị; 

c) Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 4 Điều 145 của Bộ luật lao động; 

d) Thông báo bằng văn bản cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết về tình trạng sức khoẻ của người lao động”

Căn cứ tại Điều 145 Bộ Luật lao động năm 2012 quy định:

“2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

…”

Tại  Điều 4 Thông tư số 04/2015 TT-BLĐTBXH cũng quy định như sau:

 “1. Người lao động bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trong các trường hợp sau thì được trợ cấp:

a) Tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động;

b) Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý (căn cứ theo hồ sơ giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương hoặc giấy xác nhận của công an khu vực tại nơi xảy ra tai nạn).

2. Nguyên tắc trợ cấp: Việc trợ cấp được thực hiện từng lần; tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.

3. Mức trợ cấp:

a) Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động”

Do đó, trong trường hợp này việc tại nạn lao động không do lỗi của cháu anh thì người chủ sử dụng lao động phải trả ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động đã thỏa thuận bằng miệng theo quy định Điều 145 Bộ Luật lao động năm 2012 đã nêu trêu, còn nếu trường hợp lỗi do cháu anh dẫn đến tai nạn lao động thì người sử dụng lao động vẫn phải tra ít nhất 12 tháng tiền lương cho cháu anh theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 04/2015 TT-BLĐTBXH đã nếu trên, cùng với các chi phí không nằm trong danh mục bảo hiểm y tế đã nêu tại Điều 5 Nghị định số 44/2013 NĐ-CP 

>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 024.6294.9155

Trường hợp của anh thì cháu anh làm việc phụ hồ xây dựng, nghĩa là làm việc ở công trường xây dựng. Vì vậy, người sử dụng lao động đã vi phạm vào Điều 165 Bộ Luật lao động năm 2012 các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là chưa thành niên:

Quan hệ với người chưa thành niên? Giao cấu với người chưa đủ 18 tuổi?

“2. Cấm sử dụng người chưa thành niên làm việc ở các nơi sau đây:

a) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;

b) Công trường xây dựng;

c) Cơ sở giết mổ gia súc;

d) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, phòng tắm hơi, phòng xoa bóp;

đ) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn và đạo đức của người chưa thành niên”.

Tại Điều 19 Văn bản hợp nhất 4756/VBHN-BLĐTBXH của Bộ lao động thương binh và xã hội có quy định về việc xử phạt hành chính vi phạm quy định về lao động chưa thành niên.

“3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng lao động là người chưa thành niên làm công việc, tại nơi làm việc bị cấm sử dụng theo quy định tại Điều 165 của Bộ luật lao động”.

Trong trường hợp này người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20 000 000 đến 25 000 000 triệu đồng.

Vậy từ những quy định trên thì người sử dụng lao động không phải chịu trách nhiệm hình sự, và phải bồi thường tai nạn lao động theo pháp luật đã quy định.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM