Hệ thống pháp luật

Cách lấy lời khai để giải quyết tai nạn giao thông

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL32821

Câu hỏi:

Cậu của tôi ở quê đi xe máy lên thành phố, đèo mợ ở đằng sau. Trên đường đi thì xe của cậu có va quẹt với 1 người đi bộ. Sau đó, cậu đã đưa người này đến bệnh viện gần đấy còn mợ tôi thì đang ở lại hiện trường cùng với chiếc xe của cậu mợ. Một lúc sau thì CSGT đến kiểm tra hiện trường và có lập biên bản ghi lời khai của những người chứng kiến tai nạn giao thông. Tuy nhiên, họ lại không lấy lời khai của mợ của tôi. Như vậy, biên bản lấy lời khai đó có đúng không? Mong nhận được sự tư vấn của luật sư!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo Quyết định 18/2007/QĐ-BCA(C11) về Quy trình điều tra giải quyết tai nạn giao thông đường bộ quy định về việc lấy lời khai như sau:

Điều 12. Ghi lời khai

1. Ghi lời khai của những người điều khiển phương tiện giao thông có liên quan:

Nội dung lời khai phải làm rõ vị trí của phương tiện giao thông trên mặt đường, hướng chuyển động, tốc độ, các thao tác kỹ thuật, những nhận biết trước, trong và sau khi xảy ra tai nạn… Nếu phát hiện người điều khiển phương tiện khai chưa đúng, mâu thuẫn với dấu vết ở hiện trường, ở phương tiện, mâu thuẫn với lời khai của người bị nạn, người làm chứng… thì phải kiểm tra, xác minh, nghiên cứu đặt câu hỏi cho phù hợp để làm rõ sự thật về vụ tai nạn giao thông.

a) Trường hợp người bị thương nặng thì chỉ lấy lời khai khi được cán bộ y tế điều trị và người đó đồng ý; cần đặt câu hỏi ngắn gọn;

Nếu người đó có thể tử vong thì phải lấy sinh cung ngay. Trường hợp người bị nạn không thể nói được thì phải lập biên bản về việc đó và có xác nhận của cán bộ y tế điều trị;

b) Nội dung lời khai của người có liên quan phải bảo đảm khách quan, tỉ mỉ phản ánh tính hình trước, trong và sau khi xảy ra tai nạn giao thông. Sau cùng phải hỏi họ nhận thức về vụ tai nạn gian thông đã xảy ra như thế nào.

3. Ghi lời khai của những người làm chứng:

a) Trường hợp có nhiều người làm chứng thì lấy lời khai của từng người;

Nội dung lời khai phải thể hiện được:

– Vị trí của người làm chứng (hướng nhìn, tầm nhìn xa, khoảng cách giữa người làm chứng đến nơi xảy ra tai nạn), họ có chú ý đến sự việc hay không, do đâu mà họ biết về vụ tai nạn;

– Phần đường và tốc độ, thao tác xử lý của người điều khiển phương tiện trước, trong và sau khi xảy ra tai nạn, những tiếng động do va chạm giữa các phương tiện;

– Phản ứng của những người có liên quan trước khi xảy ra tai nạn;

– Vị trí của các phương tiện, người, đồ vật sau khi xảy ra tai nạn, vị trí đó có bị thay đổi không, nếu có thay đổi, xê dịch thì ai làm điều đó, vì sao;

– Trạng thái tâm lý của người gây tai nạn biểu hiện ra bên ngoài (ảnh hưởng của chất kích thích rượu, bia…);

– Các vấn đề khác có liên quan đến vụ tai nạn mà họ biết, còn ai biết về vụ tai nạn xảy ra;

– Tổ chức cho người làm chứng thực nghiệm xác định tính khách quan, xác thực về lời khai (nếu thấy có mâu thuẫn trong lời khai của người làm chứng).

b) Cảnh sát giao thông có thế đến nơi ở, nơi làm việc của người làm chứng để lấy lời khai. Đối với trẻ em dưới 16 tuổi khi ghi lời khai phải mời cha, mẹ, người đại diện hợp pháp hoặc thầy, cô giáo của người đó tham dự và ký tên vào biên bản.

Tạm giữ xe gây tai nạn giao thông? Bao giờ được trả lại xe gây tai nạn?

4. Việc ghi lời khai của người liên quan và người làm chứng trong vụ tai nạn giao thông phải được lập biên bản theo đúng quy định của pháp luật.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Theo thông tin bạn cung cấp mợ của bạn ( tức là người có liên quan trong vụ tai nạn giao thông) có mặt ở hiện trường nhưng không đượcCSGT tiến hành lấy lời khai. Như vậy, CSGT đã không thực hiện đầy đủ thủ tục điều tra, xử lý tai nạn giao thông theo quy định. Vì vậy, nếu không đồng ý với hành vi hành chính này của CSGT thì bạn có thể thực hiện thủ tục khiếu nại theo quy định tại Luật khiếu nại 2011.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Trình tự điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ

– Quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ

– Giải quyết tai nạn giao thông khi không có lỗi

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam:

– Tư vấn pháp luật miễn phí qua tổng đài về giao thông

– Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự miễn phí qua tổng đài

– Dịch vụ tách, nhập hộ khẩu

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM