Hệ thống pháp luật

Các tội bằng nhau, nặng hơn hoặc nhẹ hơn theo quy định

Ngày gửi: 14/01/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL41839

Câu hỏi:

Tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự được hiểu là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự được hiểu là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái pháp luật hình sự và phải chịu hình phạt.

– Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự cũng quy định khá chi tiết về tội phạm. Theo đó, tội phạm được hiểu là: “hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.

1. Tội bằng nhau.

Tội bằng nhau theo quan điểm của pháp luật hình sự được hiểu là mức hình phạt thấp nhất và mức hình phạt cao nhất của tội này bằng với mức hình phạt thấp nhất và mức hình phạt cao nhất của tội kia.

Ví dụ: Theo Điều 139 và Điều 140 BLHS đều có quy định về khung hình phạt như nhau. Cụ thể: Khoản 1 – phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm; Khoản 2 – Phạt tù từ hai năm đến bảy năm; Khoản 3 – Phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm; Khoản 4 – Phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Như vậy, có thể thấy tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 139 và Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 140 là hai tội bằng nhau.

Tuy nhiên, trong thực tế, cần phải căn cứ xem đấy là tội gì để áp dụng liên quan đến tội bằng nhau. Cụ thể trong trường hợp Tòa án ra quyết định xét xử về một tội danh khác bằng với tội danh mà Viện kiểm sát khởi tố thì khi đó cần xét xem các tội bằng nhau và tính chất liên quan của từng tội cụ thể. Ví dụ: Viện kiểm sát truy tố B về tội hành hạ người khác theo Điều 110 Bộ luật hình sự, nhưng Toà án xét xử bị cáo B về tội làm nhục người khác theo Điều 121 Bộ luật hình sự.

2. Tội nặng hơn, tội nhẹ hơn.

Trong trường hợp xác định tội nặng hơn, chúng ta cũng căn cứ vào mức hình phạt thấp nhất hoặc mức hình phạt cao nhất. Khi đó, nếu tội nào có mức hình phạt cao nhất thấp hơn là tội nhẹ hơn; nếu mức hình phạt cao nhất của hai tội bằng nhau thì mức hình phạt thấp nhất của tội danh nào thấp hơn là tội nhẹ hơn và ngược lại, tội nào có mức hình phạt cao nhất cao hơn thì sẽ là tội nặng hơn; Nếu mức hình phạt cao nhất của hai tội bằng nhau thì tội nào có mức hình phạt thấp nhất cao hơn thì là tội nặng hơn.

Như vậy, khi xét tội nặng hơn hay nhẹ hơn, chúng ta cần chú ý:

Ví dụ: Đối với tội cố ý gây thương tích (Điều 104 BLHS), điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất là tù chung thân, còn đối với tội giết người (Điều 93 BLHS), điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất là tử hình; Do đó, tội giết người nặng hơn tội cố ý gây thương tích.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Thứ hai, Trong trường hợp điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất đối với cả hai tội là tù có thời hạn (không quy định hình phạt tử hình, hình phạt tù chung thân) thì tội nào, điều luật quy định mức hình phạt tù cao nhất đối với tội ấy cao hơn là tội đó nặng hơn và ngược lại.

Ví dụ: Đối với tội làm chết người trong khi thi hành công vụ (Điều 97 BLHS), điều luật quy định mức hình phạt tù cao nhất là mười lăm năm, còn đối với tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 99 BLHS), điều luật quy định mức hình phạt tù cao nhất là mười hai năm; Do đó, tội làm chết người trong khi thi hành công vụ nặng hơn tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.

Thứ ba, Trong trường hợp điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất đối với cả hai tội đều tử hình hoặc đều tù chung thân hoặc đều tù có thời hạn và mức hình phạt tù cao nhất đối với cả hai tội như nhau, thì tội nào điều luật quy định mức hình phạt tù khởi điểm cao hơn là tội đó nặng hơn và ngược lại.

Ví dụ: Đối với tội hiếp dâm (Điều 111 BLHS) và đối với tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS), điều luật đều quy định hình phạt tử hình, hình phạt tù chung thân và hình phạt tù có thời hạn có mức cao nhất là hai mươi năm, nhưng mức hình phạt tù khởi điểm đối với tội hiếp dâm là hai năm, còn đối với tội hiếp dâm trẻ em là bảy năm; do đó, tội hiếp dâm trẻ em nặng hơn tội hiếp dâm.

Thứ năm, Trong trường hợp điều luật quy định các loại hình phạt chính đối với cả hai tội như nhau, thì tội nào điều luật còn quy định hình phạt bổ sung là tội đó nặng hơn. Nếu điều luật cùng quy định hình phạt bổ sung như nhau, nhưng đối với tội này thì hình phạt bổ sung là bắt buộc, còn đối với tội khác hình phạt bổ sung có thể áp dụng, thì tội nào điều luật quy định hình phạt bổ sung bắt buộc là tội đó nặng hơn và ngược lại.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM