Hệ thống pháp luật

Các đối tượng tạm thời chưa được cấp chứng minh nhân dân

Ngày gửi: 20/08/2020 lúc 09:48:13

Mã số: HTHK4

Câu hỏi:

Em trai tôi tên là Đinh Tiến Huy. Hiện nay nó đã đủ 18 tuổi rồi. Năm nó 16 tuổi thì không biết nguyên nhân gì làm thần kinh của nó bị đảo loạn. Khi gia đình đưa nó đến bệnh viên khám thì kết luận nó bị mắc chứng bệnh hoang tưởng. Trong cuộc sống của nó, có những lúc nó khá tỉnh táo nhưng nhiều khi nó lại khùng khùng điên điên không nhận thức được hành vi của mình. Mới đây, chúng tôi có đưa nó đi làm chứng minh nhân dân, tuy nhiên bên phía công an không làm cho nó với lý do nó không có khả năng nhận thức được hành vi của mình. Cho hỏi luật sư, bên phía công an làm vậy có đúng không và em trai tôi có được làm chứng minh nhân dân không? Tôi xin cám ơn.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân

Thông tư 04/1999/TT-BCA

2. Nội dung tư vấn

Theo quy định của pháp luật tại Điều 4 Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân thì:

Điều 4. Các đối tượng sau đây tạm thời chưa được cấp Chứng minh nhân dân

1- Những người đang bị tạm giam, đang thi hành án phạt tù tại trại giam; đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

2- Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi của mình.

Các trường hợp nói ở khoản 1, khoản 2 điều này nếu khỏi bệnh, hết thời hạn tạm giam, thời hạn thi hành án phạt tù hoặc hết thời hạn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh thì được cấp Chứng minh nhân dân”.

Để làm rõ hơn điều này, Điểm 2 Mục I thông tư 04/1999/TT-BCA của bộ công an số 04/1999/TT-BCA(c13) ngày 29 tháng 4 năm 1999 hướng dẫn một số quy định của nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 3 tháng 2 năm 1999 của chính phủ về chứng minh nhân dân:

“2. Đối tượng tạm thời chưa được cấp CMND bao gồm:

a- Đang chấp hành lệnh tạm giam tại trại giam, nhà tạm giữ.

b- Đang thi hành án phạt tù tại trại giam, phân trại quản lý phạm nhân thuộc trại tạm giam;

c- Đang chấp hành quyết định đưa vào các trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

d- Những người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không có khả năng điều khiển được năng lực hành vi của bản thân họ bao gồm người bị bệnh đang điều trị tập trung tại các bệnh viện tâm thần, cơ sở y tế khác. Những người tuy không điều trị tập trung nhưng có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận họ bị bệnh không điều khiển được năng lực hành vi thì cũng tạm thời chưa được cấp CMND.

Các trường hợp trên sau khi chấp hành xong các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác, được thay đổi biện pháp ngăn chặn, được trả tự do hoặc khỏi bệnh tâm thần công dân đem các giấy tờ có liên quan đến Công an cấp huyện làm các thủ tục cấp CMND.”

Như vậy, trong trường hợp này, bên phía công an không làm thủ tục cấp chứng minh nhân dân cho em bạn là về nguyên tắc là chưa đúng theo quy định của pháp luật mà đó mới chỉ là nhận định chủ quan. Phải có kết luận của cơ sở y tế cho thấy em bạn bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn đến mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi thì mới xác định em bạn thuộc diện tạm thời chưa được cấp do đang bị bệnh hoang tưởng không có khả năng điều khiển hành vi của mình. Em trai bạn vẫn được cấp chứng minh nhân dân khi em trai bạn được chữa khỏi bệnh.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM