Hệ thống pháp luật

Bố mất mẹ có quyền sang tên nhà đất cho con không?

Ngày gửi: 05/02/2018 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL42196

Câu hỏi:

Chào luật sư, em hiện ở Phú Yên xin luật sư tư vấn giúp em về thủ tục sang tên sổ đỏ. Gia đình em có 6 người con ba em mất được 4 năm nhưng không để lại di chúc mẹ em đã già yếu nên mẹ muốn sang tên sổ đỏ sang cho vợ chồng em.Trên sổ đỏ đứng tên ba mẹ em và đất không ở trong tình trạng tranh chấp vậy xin luật sư tư vấn cụ thể giúp em về trường hợp của em. em xin chân thành cảm ơn!? 

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự năm 2015;

– Luật hôn nhân và gia đình 2014.

2. Giải quyết vấn đề:

Bạn nêu bố mẹ bạn có 6 người con và có một mảnh đất đứng tên hai người. Bố bạn đã mất được 4 năm nhưng không để lại di chúc. Hiện giờ, mẹ bạn muốn sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho vợ chồng bạn. Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ nên không đủ căn cứ tư vấn chính xác cho bạn. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo các quy định dưới đây: 

“Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết

1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.

2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế….”

Như vậy, theo quy định trên bố bạn mất không để lại di chúc thì phần di sản của bố bạn sẽ được chia cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật về thừa kế. Cụ thể là theo Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 thì những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Bố mẹ bạn có 6 người con thì theo quy định trên phần di sản của bố bạn sẽ được chia đều cho mẹ bạn và 6 người con. Do đó, nay mẹ bạn muốn đăng ký sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mảnh đất này cho vợ chồng bạn thì phải được sự đồng ý của 05 người con còn lại. Nếu anh chị em bạn không đồng ý cho vợ chồng bạn đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bạn sẽ không thực hiện được thủ tục đăng ký sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp này, các bạn có thể ngồi lại thỏa thuận với nhau, nếu không thỏa thuận được thì bạn có thể làm đơn ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản để yêu cầu phần chia.

>>> Luật sư tư vấn chia thừa kế khi bố mất không để lại di chúc: 024.6294.9155

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Giấy chứng tử của bố bạn;

– Giấy chứng nhận kết hôn của bố mẹ bạn (nếu có);

– Sổ hộ khẩu; chứng minh nhân sân của những người thừa kế;

– Giấy khai sinh của bạn và các anh chị em của bạn.

Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản. Trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản. Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế.

Sau khi công chứng văn bản thừa kế, bạn thực hiện thủ tục sang tên quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất. Khi này bạn phải chuẩn bị các giấy tờ sau: Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có công chứng hoặc chứng thực; chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của vợ chồng bạn. Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trường hợp phải trích đo địa chính thửa đất thời gian giải quyết không quá 30 ngày) bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên vợ chồng bạn.

Quy định về người đứng tên di sản thờ cúng

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM