bộ luật gia long
"bộ luật gia long" được hiểu như sau:
Văn bản pháp luật quan trọng nhất và cũng là di tích pháp lý lớn nhất của Nhà nước phong kiến Việt Nam thế kỷ XIX.Bộ luật Gia Long, tên gọi chính thức là "Hoàng Việt luật lệ”, ngoài ra, còn được gọi với tên khác như “Hoàng triều luật lệ", “Quốc triều điều luật”. Bộ luật Gia Long do Tổng tài Nguyễn Văn Thành chủ trì việc biên soạn từ năm 1811 theo chỉ dụ của vua Gia Long và được ban hành năm 1815.Bộ luật Gia Long gồm 22 quyển với 398 điều luật, trong đó, các điều khoản của Bộ luật được chia thành sáu loại tương đương với công việc của 6 Bộ phụ trách: Tập I - Những chỉ dẫn tổng quát; Tập II và III (từ Điều 1 đến Điều 45), gồm những quy định ban đầu; Tập IV và tập V - Bộ Lại, gồm các điều từ Điều 46 đến Điều 72; các Tập VI, VII, VIII - Bộ Hộ, gồm các điều từ Điều 73 đến Điều 138; Tập IX - Bộ Lễ, từ điều 139 đến Điều 164; Tập X và XI - Bộ Binh, từ Điều 165 đến Điều 222; Tập XII đến Tập XX - Bộ Hình, từ Điều 223 đến Điều 388; Tập XXI - Bộ Công, từ Điều 389 đến Điều 398; Tập XXII - Phụ lục, là quyền cuối cùng có tiêu đề “Sách dẫn điều luật” (viện dẫn điều luật bằng cách so sánh, khi không có điều luật tương ứng thì căn cứ vào điều luật khác tương tự mà nghị xử).