Hệ thống pháp luật

bộ luật dân sự trung kỳ

"bộ luật dân sự trung kỳ" được hiểu như sau:

Bộ luật dân sự áp dụng cho xứ Trung Kỳ, với tên gọi cũ là Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật, gồm 5 quyển được ban hành bởi nhiều đạo dụ trong những thời gian khác nhau, từ năm 1936 đến năm 1939.Quyển thứ nhất được ban hành bởi Dụ số 51 ngày 13.7.1936 (tức ngày ngày 25.5 năm Bảo Đại thứ 1) và có hiệu lực thi hành tại Trung Kỳ từ ngày 19.11 năm Bảo Đại thứ 1. Quyển thứ hai được ban hành bởi Dụ số 95 ngày 8.1.1938. Quyển thứ ba, thứ tư và thứ năm được ban hành bởi Dụ số 59 ngày 28.9.1939.Bộ luật dân sự Trung Kỳ được soạn thảo và ban hành trong bối cảnh tại Bắc Kỳ đã có Bộ dân luật Bắc Kỳ (1931) và ở Nam Kỳ đã có Bộ dân luật giản yếu (năm 1884). Trong hoàn cảnh như vậy, việc ban hành bộ luật này tại Trung Kỳ là giải pháp giúp cho các thẩm phán áp dụng pháp luật được thuận tiện hơn trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự mà không cần phải viện dẫn các quy định của Bộ dân luật Bắc Kỳ hay Bộ dân luật Nam Kỳ, vốn dĩ chỉ được ban hành để áp dụng cho hai xứ đó.Trong quá trình soạn thảo Bộ luật dân sự Trung Kỳ, các nhà làm luật đã dựa trên căn bản khuôn mẫu của Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự Trung Kỳ cũng có một vài điểm khác biệt so với Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931, cụ thể là: 1) Nếu trong Bộ dân luật Bắc Kỳ, vấn đề thừa kế được quy định ở Quyền 1 (thiên 11 và 12) thì trong Bộ dân luật Trung Kỳ, vấn đề thừa kế được tách ra và chuyển sang Quyền 2 của Bộ luật này; 2) Nếu Bộ luật dân sự Bắc Kỳ chỉ có 1455 điều với cấu trúc gồm 4 quyền thì Bộ luật dân sự Trung Kỳ có tới 1709 điều và chia thành 5 quyền. Sự gia tăng về số' lượng các điều khoản của Bộ dân luật Trung Kỳ là do vấn đề khế ước trong Bộ luật này đã được quy định rõ hơn, chi tiết hơn so với Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931 cho phù hợp với bối cảnh xã hội Việt Nam trong thời gian đó.Bộ luật dân sự Trung Kỳ cũng có những điểm hạn chế xuất phát từ bối cảnh đất nước đang đặt dưới ách đô hộ của thực dân, phong kiến lúc bấy giờ. Chẳng hạn, Bộ luật không thừa nhận nguyên tắc nam nữ bình đẳng, thay vào đó, Bộ luật bảo hộ chế độ đa thê, chế độ gia trưởng và độc đoán trong gia đình, phân biệt đối xử con trong giá thú, con ngoài giá thú...