Hệ thống pháp luật

Bố có hai tên khác nhau ghi trong lí lịch kết nạp đảng thế nào?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL33036

Câu hỏi:

Xin luật sư tư vấn cho em với. Em bối rối quá. Em đang học đại học, em có nguyện vọng xin vào đảng nhưng lí lịch gặp trục trặc ở tên của bố em, chuyện là thế này. Bố em là bộ đội nghỉ hưu họ và tên trong cmnd quân đội của bố là Phạm Văn Sáng nhưng k hiểu vì sao trong giấy khai sinh và học bạ của e lại khai họ và tên bố là Phạm Thanh Sáng. Do liên quan đến học bạ nên giấy tờ của em họ tên bố đều là Thanh Sáng. Em đang chuẩn bị viết lí lịch để xin xác nhận. Giờ em đang bối rối lắm. Không biết phải làm thế nào. Rõ ràng là bố mình đấy nhưng lại không phải là bố mình. Cùng 1 người nhưng khai 2 tên khác nhau. Em k biết viết vào lí lịch là Văn Sáng hay Thanh Sáng. Xin luật sư giải đáp giúp em!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

hi bạn xin kết nạp vào Đảng sẽ bị tiến hành thẩm tra lý lịch của bạn. Những người thẩm tra và nội dung thẩm tra lý lịch được quy định tại 3.4 Mục 3 Hướng dẫn 01 – HD/TW về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng như sau:

3 – Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)

3.1- Bồi dưỡng nhận thức về Đảng

Người vào Đảng phải học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm bồi dưỡng chính trị thì do cấp uỷ có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.

Người vào Đảng phải tự làm đơn, trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.

3.3- Lý  lịch của người vào Đảng

a) Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.

b) Lý lịch phải được cấp uỷ cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.

3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :

– Người vào Đảng.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

b) Nội dung thẩm tra

– Đối với người vào Đảng : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

– Đối với người thân : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Theo thông tin bạn trình bày, giấy chứng minh dân dân của bố bạn tên là Phạm Văn Sáng, nhưng trong học bạ và giấy khai sinh của bạn lại là Phạm Thanh Sáng. Hiện nay bạn làm đơn xin vào đảng thì phần lý lịch tự khai ghi như thế nào? Theo quy định trên thì khi tự khai lý lịch bạn phải khai đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiểu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ. Do vậy, trường hợp của bạn, bạn báo cáo với chi bộ, chi bộ sẽ xem xét và trả lời và hướng dẫn cho bạn.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM