Hệ thống pháp luật

biện pháp tư pháp

"biện pháp tư pháp" được hiểu như sau:

Biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong luật hình sự và do tòa án áp dụng, bổ sung cho hệ thống hình phạt với mục đích thay thế hoặc hỗ trợ cho hình phạt.Cùng với hệ thống hình phạt, biện pháp tư pháp là hệ thống biện pháp cưỡng chế nhà nước thứ hai được quy định trong luật hình sự nhằm thay thế cho hình phạt trong những trường hợp đặc biệt nhất định hoặc nhằm hỗ trợ làm tăng hiệu quả của hình phạt. Trong luật hình sự Việt Nam, hệ thống các biện pháp tư pháp được quy định kể từ khi có Bộ luật hình sự năm 1985. Hệ thống này về cơ bản được giữ nguyên trong Bộ luật hình sự năm 1999 (trừ trường hợp đổi tên của biện pháp tư pháp “buộc phải chịu thử thách" thành"giáo dục tại xã, phường, thị trấn”).Theo Bộ luật hình sự năm 1999, biện pháp tư pháp gồm: tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi; bắt buộc chữa bệnh; giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng.Trong các biện pháp trên, biện pháp bắt buộc chữa bệnh; biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là những biện pháp thay thế hình phạt. Các biện pháp còn lại gồm tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi là các biện pháp có tính chất hỗ trợ cho hình phạt (Xt. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Đưa vào trường giáo dưỡng).Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 46 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 do Quốc hội khóa 13 ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015.