Hệ thống pháp luật

Bị điếc từ lúc 3 tuổi có phải là người khuyết tật không?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL32531

Câu hỏi:

Xin hỏi luật sư, Theo luật Tôi là người câm điếc tai từ 3 tuổi đến nay 25 tuổi được coi là người khuyết tật như vậy. 1, Tại sao tôi không được hưởng ưu đãi bảo trợ cấp xã hội hàng tháng? 2, tại sao tôi không được hưởng Chăm sóc chữa bệnh bi điếc nặng?… ( xin giới thiệu tôi là dân tộc bị điếc tai từ 3 tuổi khi họ ở gần < 2 mét nói to tôi mới nghe thấy như vậy, lớn lên càng điếc nặng đến 15 tuổi bị điếc vĩnh viễn không có cách nào nghe lại được nữa ?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo quy định tại Điều 18 Luật người khuyết tật 2010 như sau:

''Điều 18. Thủ tục xác định mức độ khuyết tật

1. Khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật, người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm triệu tập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, gửi thông báo về thời gian xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

3. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật tổ chức việc xác định mức độ khuyết tật, lập hồ sơ xác định mức độ khuyết tật và ra kết luận.

5. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết trình tự, thủ tục, hồ sơ xác định mức độ khuyết tật quy định tại Điều này."

Khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật, người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú. Nên trong trường hợp này bạn nên làm đơn giử đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn đang cư trú để xem xét trường hợp của mình.

Theo quy định tại Điều 44 Luật người khuyết tật 2010 về trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng:

"1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:

a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;

b) Người khuyết tật nặng.

2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:

b) Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;

c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

3. Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.

4. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với từng loại đối tượng theo quy định tại Điều này do Chính phủ quy định."

Đồng thời, theo quy định tại Điều 16 Nghị định 28/2012/NĐ-CP về hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ chi phí mai táng:

"1. Hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật sống tại hộ gia đình được quy định như sau:

a) Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;

Quy định về việc doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật

b) Hệ số hai phẩy năm (2,5) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em;

c) Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với người khuyết tật nặng;

d) Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật nặng là người cao tuổi, người khuyết tật nặng là trẻ em.

2. Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau quy định tại Khoản 1 Điều này thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất.

3. Người khuyết tật quy định tại Khoản 1 Điều này đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng bằng mức hỗ trợ mai táng đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các mức hỗ trợ chi phí mai táng khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất."

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Có thể thấy, đối với các mức trợ cấp hàng tháng đối với người khuyết tật thì chỉ có quy định về mức hỗ trợ đối với người khuyết tật thuộc dạng nặng hoặc đặc biệt nặng, còn nếu thuộc dạng khyết tật nhẹ thì sẽ không đươc hưởng mức trợ cấp trên. Bạn cần tới cơ quan giám định để xem xét xem mình thuộc dạng khuyết tật nào và đối chiếu với quyền lợi tương tự mình được hưởng. Còn việc chăm sóc khám chữa bệnh thì bạn sẽ không được khám chữa trực tiếp mà chỉ được hưởng ưu đãi gián tiếp khi khám chữa bệnh như ưu đãi khi mua bảo hiểm y tế hay những đảm bảo được khám chữa bệnh và được cung cấp các dịch vụ y tế phù hợp. Căn cứ quy định tại Điều 22 Luật người khuyết tật 2010:

"1. Nhà nước bảo đảm để người khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp.

2. Người khuyết tật được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

3. Gia đình người khuyết tật có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật được khám bệnh, chữa bệnh.

4. Người khuyết tật là người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm, có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác được hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị trong thời gian điều trị bắt buộc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

5. Khuyến khích tổ chức, cá nhân hỗ trợ thực hiện khám bệnh, chữa bệnh cho người khuyết tật."

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM