bắt oan
"bắt oan" được hiểu như sau:
Bắt người không có căn cứ pháp luật.Điều 71 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định "Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật". Quy định đó của Hiến pháp nhằm bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về thân thể - một trong những quyền cơ bản của công dân.Bộ luật tố tụng hình sự quy định nhiều hình thức bắt người khác nhau là bắt người phạm tội quả tang, bắt người có lệnh truy nã, bắt khẩn cấp, bắt tạm giam, bắt thi hành án. Mỗi hình thức bắt nêu trên có những căn cứ do pháp luật quy định. Người và cơ quan có thẩm quyền chỉ được bắt người khi có những căn cứ đó. Việc bắt người mà thiếu những căn cứ pháp luật quy định là bắt oan.Nhà nước ta có chính sách xử lý rất nghiêm khắc đối với hành vi bắt oan người khác. Người có hành vi bắt oan người khác phải chịu trách nhiệm hình sự về tội bắt người trái pháp luật được quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự năm 1999. Người bắt oan người khác phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần cho người bị bắt (Nghị quyết số 388/2002/NQ-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội).Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, bắt oan được quy định tại Điều 157 Bộ luật hình sự năm 2015 do Quốc hội khóa 13 ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015.