Hệ thống pháp luật

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Ngày gửi: 24/08/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL15250

Câu hỏi:

Quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng trong tư pháp quốc tế là quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng có yếu tố nước ngoài.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh lành mạnh. Quyền sở hữu công nghiệp chỉ phát sinh khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văng bằng bảo hộ.

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng trong tư pháp quốc tế là quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng có yếu tố nước ngoài.

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam:

1. Điều kiện và nguyên tắc bảo hộ

Quy định tại Điều 775 Bộ luật dân sự 2005, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng cho người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài khi:

  • “Có đối tượng sở hữu công nghiệp, giống cây trồng được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp văn bằng bảo hộ.
  • Có đối tượng sở hữu công nghiệp và giống cây trồng được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận bảo hộ”.

Khi được cấp văn bằng bảo hộ hoặc được công nhận, quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng của người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam sẽ được bảo hộ trên cơ sở pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của luật Việt Nam thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

2. Đối tượng sở hữu công nghiệp và giống cây trồng được bảo hộ tại Việt Nam

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005 đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam hiện nay bao gồm:

– Sáng chế: là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

– Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phàn tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, Chíp và mạch vi điện tử.

– Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.

– Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

– Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

– Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

– Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên kết với nhau.

– Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên lãnh thổ  Việt Nam.

– Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

– Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

– Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

– Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kì nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quẩn thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.

– Các đối tượng sở hữu công nghiệp, giống cây trồng không được pháp luật Việt Nam bảo hộ bao gồm: các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo và những đối tượng khác mà pháp luật Việt Nam quy định là không bảo hộ.

Con có quyền sở hữu tài sản của bố mẹ không?

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM