Hệ thống pháp luật

Bán hàng trên phần đất lưu?

Ngày gửi: 08/12/2020 lúc 20:27:55

Tên đầy đủ: le binh
Số điện thoại: 0941544xxx
Email: lebinhhxxx@gmail.com

Mã số: HTPL42600

Câu hỏi:

Xin chào Hệ thống pháp luật! Tôi có một câu hỏi rất cần sự giúp đỡ từ luật sư. Tôi bán hàng hóa trên phần đất lưu không của phần đất nhà người quen chưa có nhà, đội trật tự có được đuổi không?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Luật giao thông đường bộ 2008;

Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

2. Nội dung tư vấn

Khái niệm đất lưu không chưa được quy định trong Luật đất đai hoặc trong các văn bản thi hành pháp luật. Vì vậy, đây không phải là luật ngữ pháp lý mà chỉ do người dân tự sử dụng và truyền miệng trong đời sống hàng ngày.

Ta có thể hiểu đất lưu không là khu vực hành lang lưới điện, đê điều, hành lang giao thông.

Ví dụ như theo Luật giao thông đường bộ 2008, hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đường đất của đường bộ. Nó được tính từ mép ngoài đất của đường bệ đến hai bên để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông đường bộ.

Đây còn là phần đất được quy hoạch để phục vụ cho các công trình công cộng như hệ thống giao thông, thủy lợi, điện,... mà Nhà nước chưa sử dụng tới.

Khi có nhu cầu, người dân có thể tạm thời sử dụng phần diện tích đất đó. Nhưng không được cấp giấy chứng nhận cũng như không được đền bù khi Nhà nước thu hồi phần đất này.

Trong trường hợp của bạn, phần đất lưu không trước thửa đất nhà người quen của bạn chưa xây nhà thuộc phần hành lang đường bộ.

Căn cứ quy định tại Điều 36 Luật giao thông đường bộ 2008 về sử dụng đường phố và các hoạt động khác:

“Điều 36. Sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố

1. Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.

2. Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.

3. Không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật này;

b) Đổ rác hoặc phế thải không đúng nơi quy định;

c) Xây, đặt bục, bệ trái phép trên đường.”

Và điểm a khoản 2 Điều 35 Luật giao thông đường bộ 2008:

“Điều 35. Các hoạt động khác trên đường bộ

2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;”

Như vậy, hành vi buôn bán trên hè phố, trên đường bộ là hành vi bị cấm. Bạn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt:

“Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;…”

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM