Hệ thống pháp luật

Án treo và rút ngắn thời gian thử thách án treo theo quy định mới nhất

Ngày gửi: 23/04/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL41978

Câu hỏi:

Án treo theo quy định Bộ luật Hình sự 2015. Quản lý người trong thời gian hưởng án treo.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Bộ luật hình sự 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27/11/2015 quy định nhiều điều mới. Trong đó, án treo là một trong số các điều được bổ sung mới giúp cho việc quản lý những người thi hành án treo sẽ theo hướng chặt chẽ hơn.

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần buộc phải chấp hành hình phạt tù và với họ sẽ áp dụng thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm. Trong thời gian thử thách nếu phạm tội mới thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới.

Điều 65 Bộ luật hình sự 2015 cơ bản vẫn giữ nguyên quy định án treo như Bộ luật hình sự năm 1999. Tuy nhiên, đã bổ sung thêm một quy định mới liên quan đến chế định này.

Theo đó, tại khoản 5 Điều 65 Bộ luật hình sự 2015 có quy định:

“Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.”

So với quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 thì chỉ khi phạm tội mới thì người đang chấp hành án treo mới phải buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo và bản án của tội mới. Còn với quy định của Bộ luật hình sự 2015 thì được bổ sung thêm trường hợp, nếu cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 2010 02 lần trở lên trong thời gian thử thách thì người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo.

Nghĩa vụ của người chấp hành án treo theo quy định của Luật thi hành án hình sự 2010 bao gồm:

– Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế ở nơi cư trú, làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.

– Phải có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục.

-Trường hợp người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên thì phải khai báo tạm vắng.

Luật sư tư vn pháp lut hình sự qua tổng đài:024.6294.9155

Thực tế tại địa phương trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, giám sát, giáo dục các bị án treo, các đối tượng tự ý bỏ đi khỏi nơi cư trú, không khai báo với chính quyền địa phương hoặc không làm bản kiểm điểm theo định kỳ trong khi đó lại không có chế tài xử phạt mà đến khi hết thời gian chấp hành xong thời gian thử thách vẫn cấp giấy chứng nhận cho họ.

Với quy định mới được bổ sung trong Bộ luật hình sự năm 2015 thì việc quản lý những người chấp hành án treo trong thời gian tới sẽ trở nên chặt chẽ hơn. Họ sẽ phải nghiêm chỉnh chấp hành nghĩa vụ của mình nếu không chấp hành án phạt tù. Điều này giúp cho việc quản lý của chính quyền địa phương đối với người chấp hành án treo thuận lợi hơn.

1. Thời điểm tính và ấn định thời gian thử thách của án treo

Án treo không phải là một hình phạt trong BLHS Việt Nam mà chỉ là biện pháp miễn chấp hành hình phạt, tuy nhiên án treo được sử dụng khá phổ biến trong pháp luật hình sự. Bài viết dưới đây, Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam sẽ cung cấp cho quý vị  pháp luật hình sự về án treo và những điều cần biết.

1. Căn cứ pháp lý.

– BLHS 1999 sửa đổi 2009

2. Điều kiện hưởng án treo

Chỉ xem xét cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Bị xử phạt tù không quá 3 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 8 của Bộ luật hình sự.

– Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn tôn trọng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều mà pháp luật cấm; chưa bao giờ bị kết án; bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật.

– Có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng;

– Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 48 của BLHS và có hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 điều 46 của BLHS.

– Không có khả năng tự cải tạo và nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây ảnh hưởng

Các trường hợp không cho hưởng án treo theo quy định mới nhất

3. Thời điểm tính thời gian thử thách của án treo

Thời gian thử thách án treo được tính từ ngày tuyên bản án cho hưởng án treo. Theo đó, nếu tòa án cấp sơ thẩm cho người bị kết án được hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm, còn nếu tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo nhưng tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo, thời gin thử thách được tính từ ngày tòa án phúc thẩm tuyên.

 4. Ấn định thời gian thử thách

Khi cho người bị xử phạt tù hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 1 năm và không được quá 5 năm.

2. Quyền và nghĩa vụ của người được hưởng án treo

Điều 4. Người được hưởng án treo có nghĩa vụ:

1. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước; tích cực thực hiện các nghĩa vụ công dân và quy ước của thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư nơi mình cư trú;

2. Ghi chép đầy đủ các nội dung quy định trong sổ theo dõi người được hưởng án treo và nộp lại cho người trực tiếp giám sái, giáo dục khi hết thời gian thử thách;

3. Chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (nếu có);

4. Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình rèn luyện, tu dưỡng của mình; trong trường hợp người được hưởng án treo vắng mặt khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì bản báo cáo phải có nhận xét của cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi người đó đến tạm trú;

5. Làm bản tự kiểm điểm về quá trình rèn luyện, tu dưỡng của mình gửi Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục, khi đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách. Bản tự kiểm điểm phải có nhận xét của người trực liếp giám sát, giáo dục và cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi người đó cư trú;

6. Làm báo cáo về quá trình rèn luyện, tu dưỡng của mình gửi Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục, khi hết thời gian thử thách. Bản báo cáo phải có nhận xét của người trực tiếp giám sát, giáo dục. Đồng thời phải nộp lại sổ theo dõi người được hưởng án treo cho người trực tiếp giám sát giáo dục;

7. Trong trường hợp người được hưởng án treo đi ra khỏi nơi cư trú:

a) Nếu là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, thì phải xin phép Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc, đồng thời báo cho cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi mình cư trú;

b) Nếu là người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thì phải xin phép cơ sở giáo dục, đào tạo nơi mình học tập, đồng thời báo cho cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản nơi mình cư trú;

c) Nếu là người được giao cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục thì phải báo cáo với người trực tiếp giám sát, giáo dục mình. Trong trường hợp đi khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì phải báo cáo bằng văn bản với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục mình, trong đó ghi rõ thời gian vắng mặt, nơi đến tạm trú;

d) Trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 7 của Điều này, nếu người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú qua đêm, thì khi đến nơi phải trình báo ngay và nộp sổ theo dõi người được hưởng án treo cho cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi đến tạm trú.

Điều 5.

1. Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội nơi mình làm việc trước khi phạm tội thì được bố trí công việc phù hợp với yêu cầu, mục đích giám sát, giáo dục và được hưởng chế độ của cán bộ, công chức, quân nhân, người lao động làm công ăn lương theo công việc mà mình đảm nhiệm.

2. Người được hưởng án treo là người đang học tập tại cơ sở giáo dục, đào tạo, nếu được tiếp tục học tập tại cơ sở giáo dục, đào tạo cũ thì được hưởng các quyền lợi theo quy chế của cơ sở giáo dục, đào tạo đó.

3. Người được hưởng án treo không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, 2 Điều này thì được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục, giúp đỡ tìm việc làm, ổn định cuộc sống tại địa phương.

4. Người được hưởng án treo thuộc đối tượng quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng hoặc người đang được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.

5. Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, thì thời gian thử thách cũng được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ nhưng không được tính vào thời gian xét nâng hương, phong quân hàm theo niên hạn. Thời gian thử thách được tính từ ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người đó nhận được quyết định thi hành bản án và trích lục bản án.

Điều 6.

Người được hưởng án treo có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức giám sát giáo dục đề nghị Toà án nhân dân cấp huyện hoặc Toà án quân sự khu vục nơi mình đang chịu thử thách xem xét việc rút ngắn thời gian thử thách, khi đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ.

Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo lại phạm tội mới, thì không được tiếp tục hưởng án treo mà phải chấp hành toàn bộ hình phạt tù của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại khoản 5 Điều 60 của Bộ Luật Hình sự.

3. Án treo là miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện

Án treo là một chế định đặc biệt trong luật hình sự. Về bản chất pháp lý thì án treo là miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Án treo là một chế định thể hiện rõ nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự, qua chế định án treo nhà nước thể hiện rõ thái độ khoan hồng đối với người phạm tội lần đầu, tội phạm đã thực hiện là ít nghiêm trọng, có nhân thân tốt, có nói làm việc, cư trú rõ ràng. Những người này chưa tới mức phải cách lý ra khỏi xã hội và xét thấy họ có khả năng tự cải tạo tại cộng đồng. Do vậy, Tòa án cho họ miễn chấp hành hình phạt tù trong trại giam mà buộc họ phải trải qua một thời gian thử thách với những điều kiện nhất định.

Tuy nhiên, để thể hiện rõ tính nghiêm túc của pháp luật, tại khoản Điều 60 Bộ luật hình sự quy định: “Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Tòa án buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp hình phạt của bản án mới theo quy đinh tại Điều 51 của Bộ luật này”. Quy định này vừa thể hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa vừa thể hiện nguyên tắc công bằng trong tổng hợp hình phạt cũng như trong luật hình sự.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 60 Bộ luật hình sự, người được hưởng án treo chỉ cần phạm tội mới bất kể tội mới là loại tội nào, bị tuyên hình phạt loại gì thì người phạm tội cũng buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước (bản án được hưởng án treo) và tổng hợp hình phạt của bản án mới thành hình phạt chung.

– Nếu tội mới phạm bị Tòa án tuyên phạt cải tạo không giam giữ thì phải tiến hành đổi từ cải tạo không giam giữ sang tù có thời hạn để tổng hợp với hình phạt của bản án trước thành hình chung theo tỉ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ bằng 1 ngày tù.

Án treo là gì? Điều kiện và cách xin hưởng án treo mới nhất

– Nếu tội mới bị Tòa án tuyên phạt tù có thời hạn thì bị cáo buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới thành hình phạt chung.

– Nếu tội mới phạm bị Tòa án tuyên phạt là phạt tiền thì người bị kết án phải chấp hành đồng thời hai hình phạt của hai bản án.

Tóm lại thì án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Tuy nhiên, nếu người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án buộc họ phải chấp hành hình phạt của bản án đã cho hưởng án treo và tổng hợp với hình phạt của bản án mới thành hình phạt chung. Trường hợp người được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách mà bị xét xử về một tội đã thực hiện trước khi có bản án cho hưởng án treo thì tùy tửng trường hợp Tòa án sẽ cho tiếp tục hưởng án treo một lần nữa hoặc không cho hưởng. Nếu cho người bị phạt tù hưởng án treo một lần nữa thì Tòa án phải tổng hợp hình phạt của cả hai bản án và ấn định thời gian thử thách. Nếu không cho hưởng án treo, Tòa án buộc người bị kết án phải chấp hành đồng thời hai bản án. Thời gian chấp hành hình phạt tù được tính vào thời gian thử thách của án treo.

4. Quy định về rút ngắn thời gian thử thách án treo

Khoản  Điều 60 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định “ Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù thì tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến 5 năm”

Án treo là một chế định đặc biệt trong luật hình sự. Về bản chất pháp lý thì án treo là miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Thời gian thử thách là từ 1 đến năm 5 do Tòa án ấn định tùy thuộc vào từng trường hợp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

– Đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách của án treo;

– Có nhiều tiến bộ, được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của người được hưởng án treo; chấp hành đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế nơi làm việc; tích cực lao động, học tập và sửa chữa lỗi lầm; thực hiện đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ khác theo quyết định của bản án;

–  Được Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát giáo dục người được hưởng án treo đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản.

Thẩm quyền ra quyết định rút ngắn thời gian thử thách án treo là Tòa án nhân dân khu vực hoặc Tòa án quân sự khu vực

Mức rút ngắn thời gian thử thách án treo như sau:

Người nào phải thi hành án treo một năm thì chỉ được rút ngắn thời gian thử thách 1 lần, thời gian rút ngắn là từ một tháng đến một năm. Trường hợp có thể được rút ngắn nhiều lần trong thời gian thử thách. Song quy chung lại vẫn phải bảo đảm thời gian thực thế chấp hành thử thách án treo là 3/4 thời gian thử thách theo bản án của Tòa án đã tuyên.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Đối với người lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì có thể được Tòa án quyết định rút ngắn hết thời gian thử thách còn lại. Về khái niệm lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo được Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC  hướng dẫn như sau:

Lập công là trường hợp người được hưởng án treo có hành động giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc đã cứu được tài sản của Nhà nước, tập thể, của công dân trong thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, tai nạn; có những sáng kiến có giá trị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc có thành tích xuất sắc trong lao động, học tập, chiến đấu, công tác, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xác nhận.

Mắc bệnh hiểm nghèo là trường hợp mà bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện quân đội cấp quân khu trở lên có kết luận là người được hưởng án treo đang bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao.

Trường hợp người được hưởng án treo đã được cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị rút ngắn thời gian thử thách án treo nhưng không được Tòa án chấp nhận, nếu sau đó có tiến bộ mới thì Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát giáo dục người được hưởng án treo tiếp tục đề nghị rút ngắn thời gian thử thách cho họ.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn