Tiêu chuẩn làm công chứng viên

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL32558

Câu hỏi:

Xin anh chị giải đáp giúp. Tiêu chuẩn của công chứng viên phải có bằng Cử nhân luật. Tôi không có bằng cử nhân Luật nhưng hiện đang học chuyển đổi lên Thạc sĩ Luật kinh tế. Liệu tôi có thể trở thành công chứng viên để mở văn phòng công chứng không? Xin cảm ơn!?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Cơ sở pháp lý

– Luật công chứng 2014

2. Nội dung tư vấn

Trường hợp của bạn không đủ tiêu chuẩn để trở thành công chứng viên theo quy định tại Điều 8 Luật công chứng 2014:

“Điều 8. Tiêu chuẩn công chứng viên

Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:

1. Có bằng cử nhân luật;

2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;

3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;

4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;

5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.”

Theo quy định trên, một người muốn trở thành công chứng viên phải thỏa mãn đồng thời 05 điều kiện, trong đó có điều kiện “ có bằng cử nhân luật”. Hiện nay, quy định này chưa được hướng dẫn bởi văn bản nào nên có bằng cử nhân luật do các cơ sở đào tào Luật trong nước được  cấp phép là điều kiện bắt buộc với cá nhân muốn trở thành công chứng viên. Do vậy trong trường hợp của bạn chỉ học thạc sỹ Luật kinh tế thì chưa đủ điều kiện để trở thành công chứng viên.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT. Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM