Hệ thống pháp luật

Vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL32525

Câu hỏi:

Bạn em là người nước ngoài, vào vào Việt Nam nhưng mang nhiều tiền mặt, hiện bạn đang bị hải quan giam giữ. Vì bị thu hồi hết tiền mặt nên bạn ấy không có khả năng đóng phạt. Em muốn hỏi nếu quá thời gian đóng phạt chuyện gì sẽ xảy ra với bạn? (vì bạn nói với em ATM của bạn bị hacker hack, nên không thể đóng phạt qua thẻ.)?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Căn cứ Điều 2 Thông tư số 15/2011/TT-NHNN ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Ngân hàng Nhà nước quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh quy định về mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo Hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh như sau:

“Điều 2. Mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo Hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh

1. Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu:

a) 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;

b) 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam).

Vì chúng tôi không biết bạn của bạn đã khai báo số tiền mang theo với cơ quan hải quan hay chưa? Theo quy định trên, nếu người bạn của bạn mang quá số tiền theo quy định trên mà không khai báo hải quan nghĩa là đã vi phạm pháp luật hải quan Việt Nam.

Hành vi vi phạm về việc khai hải quan của người nhập cảnh bị xử phạt theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 05 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau:

“Điều 9. Vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý.

…….

2. Người nhập cảnh không khai hoặc khai sai số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng mang theo vượt mức quy định khi nhập cảnh thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng Việt Nam;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;

4. Người xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành hoặc giấy chứng minh thư biên giới mang theo ngoại tệ tiền mặt thuộc diện không được mang theo mà không khai hoặc khai sai thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương dưới 50.000.000 đồng Việt Nam;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng Việt Nam;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên mà không phải là tội phạm.

……”

Căn cứ Điều 26 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan bao gồm:

 “Điều 26. Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa gửi chuyển phát nhanh quốc tế

1. Đối với các quyết định hành chính thuế trong lĩnh vực hải quan nêu tại Điểm a Khoản 3 Điều 25 Nghị định này bị cưỡng chế trong trường hợp:

a) Đã quá 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế hoặc hết thời hạn chấp hành các quyết định hành chính thuế trong lĩnh vực hải quan hoặc đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế, nộp dần tiền nợ thuế mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành;

b) Cá nhân, tổ chức chưa chấp hành các quyết định hành chính thuế trong lĩnh vực hải quan mà có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.

Bộ Tài chính quy định việc xác định hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn của đối tượng bị cưỡng chế.

2. Đối với các quyết định hành chính khác trong lĩnh vực hải quan nêu tại Điểm b Khoản 3 Điều 25 Nghị định này bị cưỡng chế trong trường hợp đã quá 10 (mười) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt hoặc đã quá thời hạn thi hành ghi trong quyết định mà cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc người bảo lãnh của họ không tự nguyện chấp hành.”

Quyết định xử phạt đối với hành vi mang ngoại tệ vượt quá giới hạn cho phép mà không khai báo của bạn kia thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 127/2013/NĐ-CP. Theo đó, người vi phạm chỉ bị cưỡng chế thi hành trong trường hợp quá 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt hoặc quá thời hạn thi hành mà không tự nguyện chấp hành. Khi đó, người vi phạm sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định tai Điều 27 Nghị định 127/2013/NĐ-CP như sau

Gửi ngoại tệ từ nước ngoài về Việt Nam qua tài khoản ngân hàng

“Điều 27. Các biện pháp cưỡng chế

1. Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong tỏa tài khoản.

2. Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.

3. Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

4. Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

5. Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật.

6. Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ.

7. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

8. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.”

Trong các biện pháp cưỡng chế nêu trên không có biện pháp tạm giữ người. Ngoài ra căn cứ Điều 122 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính thì biện pháp tạm giữ người chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn hành, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác. Trường hợp này cần có quyết định bằng văn bản và thời hạn tạm giữ không quá 24 giờ.

Và căn cứ điểm e, Khoản 1 Điều 123 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012  thì chỉ có "Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan" mới có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người khi có hành vi vi phạm hành chính.

Như vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên người bạn nước ngoài đó khi mang tiền quá giới hạn quy định vào Việt nam thì cơ quan hải quan sẽ ra quyết định xử phạt và có thời hạn 10 ngày để chấp hành việc nộp phạt. Theo đó, bạn căn cứ các quy định nêu trên để xác định xem việc giam giữ người của cơ quan hải quan có đúng quy định của pháp luật hay không. Nếu không, bạn có thể khiếu nại về quyết định giữ người đó lên Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi bạn của bạn đang bị giam giữ.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM