Hệ thống pháp luật

Trình tự, thủ tục giải quyết khi có đơn tố cáo

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL33363

Câu hỏi:

Đơn kiến nghị mang nội dung phát hiện 1 cá nhân có biểu hiện tham ô tiền của tập thể thì giải quyết theo trình tự nào? Có thể gọi là đơn kiến nghị mang nội dung tố cáo được hay không? Trình tự giải quyết như thế nào?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Luật tố cáo 2011

Bộ luật hình sự 1999

Luật khiếu nại 2011

Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009

Căn cứ Khoản 1, Điều 2 Luật tố cáo 2011:

''Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.''

Khoản 1, Điều 2, Luật khiếu nại 2011 quy định như sau:

''Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.''

Như vậy trong trường hợp này, việc nộp đơn kiện với nội dung phát hiện hành vi của cá nhân có biểu hiện tham ô tài sản của tập thể thì sẽ được thực hiện theo trình tự, thủ tục tố cáo được quy định tại Luật tố cáo 2011.

Trình tự, thủ tục tố cáo thực hiện theo quy định tại Điều 18 Luật tố cáo 2011 như sau:

* Trình tự:

– Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;

 – Xác minh nội dung tố cáo;

– Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;

– Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

* Hình thức: đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp quy định tại Điều 19 Luật tố cáo 2011.

* Thời hạn giải quyết: 60 ngày hoặc 90 ngày đối với trường hợp phức tạp; gia hạn 30 ngày hoặc 60 ngày đối với trường hợp phức tạp.

* Hồ sơ vụ việc tố cáo:

– Đơn tố cáo hoặc bản ghi nội dung tố cáo; 

– Quyết định thụ lý giải quyết tố cáo;

Cấu thành tội phạm, mức phạt tù đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

– Biên bản xác minh, kết quả giám định, thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình giải quyết;

– Văn bản giải trình của người bị tố cáo;

– Báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trong trường hợp người giải quyết tố cáo giao cho người khác tiến hành xác minh;

– Kết luận nội dung tố cáo;

– Quyết định xử lý, văn bản kiến nghị biện pháp xử lý (nếu có);

– Các tài liệu khác có liên quan.

Nếu phát hiện có hành vi tham ô tài sản, số tiền tham ô từ hai triệu đồng trở lên thì sẽ chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra, xác minh, xác định trách nhiệm hình sự đối với người này.

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 144/2014/QH16, lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật hình sự 2015, nay vẫn áp dụng quy định tại Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009.

Căn cứ Điều 278 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định về tội tham ô tài sản như sau:

''1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ)  Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến  hai mươi năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn  bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.''

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM