Hệ thống pháp luật

Chương 13 Thông tư 85/2003/TT-BTC hướng dẫn phân loại hàng hoá theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Biểu thuế xuất khẩu do Bộ Tài chính ban hành

Chương 13.

1301.90.10 Gôm benjamin

Gôm benjamin hay nhựa cánh kiến trắng là loại nhựa thực vật có mùi thơm ngát thu được từ các cây thuộc giống cây bồ đề (Styrax) vùng Đông Á, được sử dụng trong công nghiệp sản xuất nước hoa, nhang và tân dược.

Gôm benjamin (Nhựa cánh kiến trắng của giống cây bồ đề) hay cũng được gọi là gôm cánh kiến trắng. Cây cánh kiến trắng sinh trưởng và phát triển tự nhiên ở các vùng nhiệt đới Viễn Đông. Nhựa thực vật hay gôm từ cây cánh kiến trắng, hay còn gọi là gôm benjamin, được sử dụng như một chất thơm trong nước hoa. Nhựa thực vật có mầu sắc chuyển từ vàng nhạt sang nâu đỏ và được thu hoạch bằng cách rạch vào cỏ cây để dòng nhựa chảy ra, rồi đông cứng thành tảng. Về mặt y học, nhựa cánh kiến trắng được sử dụng để khử trùng cho da khô, nứt nẻ và làm thuốc long đờm điều trị các bệnh về đường hô hấp như bệnh viêm phế quản nặng. Cồn thuốc được làm từ nhựa cánh kiến đóng vào lọ xịt dùng cho bệnh về thanh quản.

1301.90.20 Gôm damar

Gôm damar (hay dammar, hay dammer) là loại nhựa thực vật cứng đặc biệt là được lấy từ các cây lá xanh thuộc giống Agathis, Dammara hay Shorea, được dùng để làm véc-ni. Nó thường được sử dụng nhiều hơn trong tạo véc-ni không mầu.

Gôm damar (hay còn gọi là Damar Mata Kuching) là chất nhựa được hóa cứng từ cây Damar ở miền Nam Samatra và trung Kalimantan (Borneo) của In-đô-nê-xi-a.

Quá trình chiết nhựa cây Damar cũng tương tự như chiết mủ cao su. Người ta rạch một đường trên thân cây, từ đó nhựa cây Damar được chảy tập trung vào một chỗ. Rồi nhựa cây được thu ở các khoảng thời gian đều nhau, được sấy khô, làm sạch và được phân loại.

Các loại này được phân biệt dựa trên cơ sở kích thước của cây Damar và độ sạch/mức độ pha tạp của gỗ, ví dụ loại AB cho loại cây Damar lớn (khoảng từ 0,2 đến 0,5 inches) có độ pha tạp gỗ rất thấp. Loại ABC và D cho cây Damar có kích thước giảm xuống và độ pha tạp của gỗ tăng lên.

Sử dụng:

• Sản xuất gôm thực phẩm.

• Sản xuất sơn và véc-ni trong.

• Chất chuyển thể sữa các loại nước hoa, chất thơm.

1302.11.10 Pulvis opii

Opiatum: Có nguồn gốc từ thuốc phiện.

Chiết xuất từ thuốc phiện.

Pantopon: Một hỗn hợp của hydrocholorides và Ancaloit gây nghiện có nguồn gốc từ cây hoa anh túc.

Papavertum: Có nguồn gốc từ cây hoa anh túc.

Pulvis opii:

Trong mối liên hệ này cần phải lưu ý rằng các chiết xuất từ thân cây anh túc có chứa hàm lượng Ancaloit ít hơn 50% được phân loại trong nhóm này. Ngược lại, chiết xuất từ thân cây anh túc có chứa hàm lượng Ancaloit từ 50% trở lên được xếp vào nhóm 2939 (Xem chú giải mới 1(f), chương 13).

1302.14.00 Cây kim cúc

Các cây thuộc họ cúc lá có mùi thơm được phân bố đều trên cây.

Thông tư 85/2003/TT-BTC hướng dẫn phân loại hàng hoá theo Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Biểu thuế xuất khẩu do Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 85/2003/TT-BTC
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 29/08/2003
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Trương Chí Trung
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 147
  • Ngày hiệu lực: 23/09/2003
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH