Hệ thống pháp luật

Ra quân không còn hồ sơ có được hưởng chế độ gì không?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL32787

Câu hỏi:

Luật sư cho tôi hỏi.trường hợp của bố tôi mất không còn quyết định ra quân và hồ sơ thì có được hưởng chế độ không? Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 1. Cơ sở pháp lý: – Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012;  – Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg; – Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg;  – Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg; – Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg. 2.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012; 

– Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg;

– Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg

– Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg;

Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg.

2. Luật sư tư vấn:

Việc xác định là trường hợp này có được hưởng chế độ quân nhân không cần phải xem xét có đủ điều kiện tương ứng cho mỗi chế độ hưởng cụ thể không. Dù không còn lưu giữ quyết định xuất ngũ nhưng nếu được Bộ chỉ huy quân sự xác nhận thời gian công tác trong quân đội, xác nhận cấp bậc trước khi xuất ngũ, xác nhận thời gian xuất ngũ là văn bản có giá trị để chứng minh ông đã có thời gian công tác trong quân đội với thời gian nêu trên, văn bản này hoàn toàn có cơ sở trong việc xác nhận thời gian công tác trong quân đội của ông để làm căn cứ hưởng chế độ như chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng ( đủ điều kiện nếu thỏa mãn điều kiện).

* Các quyền lợi có thể được hưởng bao gồm:

– Trợ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần, chế độ bảo hiểm y tế… đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30-4-1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc theo  Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg

– Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành

và các quyền lợi khác liên quan.

* Thứ nhất, điều kiện hưởng:

Điều kiện được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg quy định chế độ trợ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần, chế độ bảo hiểm y tế… đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30-4-1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc

Nhập ngũ sau ngày 30/4/1975, có dưới 20 năm phục vụ trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ trước ngày 1/4/2000 hoặc chuyển ngành sau đó thôi việc trước ngày 1/1/1995. Có thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở địa bàn biên giới Tây Nam hoặc biên giới phía Bắc (thuộc các biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, bao gồm các huyện đảo biên giới và khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, DK1 và các địa bàn phụ cận có xảy ra chiến sự) hoặc làm nhiệm vụ truy quét Ful ro ở địa bàn Tây Nguyên, hoặc làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, hoặc ở Lào. Hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh hàng tháng.

Về xem xét điều kiện hưởng BHXH theo Luật bảo hiểm xã hội được xác định theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005; Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005 và Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ thì được cộng nối thời gian công tác trong quân đội với thời gian giữ chức danh để tính hưởng bảo hiểm xã hội.

Các đối tượng  được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng nếu có đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế. Mức trợ cấp hàng tháng là 925.000 đồng/tháng nếu đủ 15 năm công tác. Sau đó cứ thêm 1 năm công tác, được tính thêm 5% của mức trợ cấp trên. Ngoài ra, các đối tượng trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế đã thôi việc trước ngày 1-1-1995 được hưởng chế độ trợ cấp 1 lần tính theo thời gian thực tế công tác với mức trợ cấp bằng 2,5 triệu đồng nếu có từ đủ 2 năm trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế. Từ năm thứ 3 trở đi, mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng nếu không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hằng tháng… Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí ngân sách hằng năm để thực hiện chế độ đối với các đối tượng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.​

* Điều kiện hưởng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012 

Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Pháp lệnh này bao gồm người có công với cách mạng và thân nhân của họ

Trong đó người có công với cách mạng là:

Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

Liệt sĩ;

Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

Bệnh binh;

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

Người có công giúp đỡ cách mạng.

Điều kiện cụ thể của từng đối tượng trên được xác định cụ thể trong Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012 

Thứ hai, về chế độ được hưởng cụ thể là:

* Chế độ được hưởng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg:

– Chế độ trợ cấp hàng tháng được quy định như sau:

Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Quyết định này có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác được tính hưởng theo quy định tại Điều 4  Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg bao gồm cả số đối tượng đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc hiện đang công tác ở xã có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng khi tính nối thời gian phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu với thời gian công tác ở xã mà không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định) được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo số năm công tác.

Mức trợ cấp là 925.000 đồng/tháng, nếu đủ 15 năm; sau đó cứ thêm một năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 5% của mức trợ cấp nêu trên.

Khi Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng thì mức trợ cấp được điều chỉnh tương ứng.

>>> Luật sư tư vn pháp lut hành chính qua tổng đài: 024.6294.9155    

Đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng từ trần thì thôi hưởng trợ cấp từ tháng tiếp theo; thân nhân của đối tượng từ trần được hưởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp hiện hưởng của đối tượng từ trần.

– Chế độ trợ cấp một lần được quy định như sau:

– Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2  Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg có dưới 15 năm công tác được tính hưởng theo quy định tại Điều 4  Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg (bao gồm cả đối tượng đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc hiện đang công tác ở xã có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đối tượng có dưới 20 năm công tác trong quân đội, công an, cơ yếu sau đó tham gia công tác ở xã đã nghỉ việc hiện đang hưởng chế độ hưu trí nhưng khi thôi công tác ở xã, thời gian phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu không được cộng nối với thời gian công tác ở xã để tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội) được hưởng chế độ trợ cấp một lần tính theo thời gian công tác.

Mức trợ cấp bằng 2.500.000 đồng, nếu có từ đủ 2 năm công tác thực tế trở xuống; từ năm thứ 3 trở đi cứ mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng.

– Đối tượng quy định tại điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 2 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg được hưởng chế độ trợ cấp một lần tính theo thời gian thực tế trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.

Mức trợ cấp bằng 2.500.000 đồng, nếu có từ đủ 2 năm trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế trở xuống; từ năm thứ 3 trở đi cứ mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng;

– Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg đã từ trần trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành (bao gồm cả số từ trần khi đang tại ngũ hoặc đang công tác) thì một trong những thân nhân sau đây của đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp một lần bằng 3.600.000 đồng: vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi; bố đẻ, mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp.

Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg nếu chưa được hưởng chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; khi từ trần người lo mai táng được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.

* Người có công với cách mạng và thân nhân được Nhà nước, xã hội quan tâm chăm sóc, giúp đỡ và tuỳ từng đối tượng được hưởng các chế độ ưu đãitheo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012 bao gồm:

– Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần;

– Bảo hiểm y tế;

– Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;

– Nhà nước có chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà ở và huy động sự tham gia của xã hội, gia đình người có công với cách mạng;

– Được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học

* Thứ ba, về hồ sơ xét hưởng

– Hồ sơ cần có để được giải quyết chế độ trợ cấp theQuyết định số 62/2011/QĐ-TTg:

Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp một lần bao gồm: 01 bản khai của đối tượng hoặc thân nhân đối tượng (đối với đối tượng đã từ trần); một hoặc một số giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc hoặc giấy tờ liên quan (bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền), nếu có;

Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng bao gồm: 01 bản khai của đối tượng; một hoặc một số giấy tờ gốc hoặc được coi như giấy tờ gốc hoặc giấy tờ liên quan (bản chính hoặc bản sao của cấp có thẩm quyền) chứng minh đúng đối tượng, đủ điều kiện hưởng chế độ theo quy định tại khoản 1 Điều 2, Điều 3 Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg

– Hồ sơ xét hưởng chế độ của người có công với cách mạng

Quyết định công nhận của các cơ quan quy định tại Điều 7 của Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi nguời có công với cách mạng.

Hiện nay, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang tích cực rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm giải quyết kịp thời các chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng ban hành.

Tuy nhiên, quá trình xác lập hồ sơ cũng không thể quá giản đơn, dẫn đến thiếu cơ sở pháp lý, yêu cầu bảo đảm chặt chẽ, ngăn ngừa tình trạng khai man hồ sơ, xác nhận sai sự thật để hưởng chế độ trợ cấp và danh hiệu Nhà nước tôn vinh.

Nếu không còn lưu giữ quyết định xuất ngũ nhưng nếu được Bộ chỉ huy quân sự xác nhận thời gian công tác trong quân đội, xác nhận cấp bậc trước khi xuất ngũ, xác nhận thời gian xuất ngũ là văn bản có giá trị để chứng minh ông đã có thời gian công tác trong quân đội với thời gian nêu trên, văn bản này hoàn toàn có cơ sở trong việc xác nhận thời gian công tác trong quân đội của ông.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn