Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ CÔNG THƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7052a/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI TRÊN TUYẾN HÀNH LANG KINH TẾ LÀO CAI - HÀ NỘI - HẢI PHÒNG - QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2025”

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 17/2010/TT-BCT ngày 05 tháng 5 năm 2010 của Bộ Công Thương Quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại;
Căn cứ Quyết định số 1339/QĐ-BCT ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt đề cương và dự toán “Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh giai đoạn 2009-2020, có xét đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 7052/QĐ-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020, có xét đến năm 2025;
Xét tờ trình số 421/TTr-VNCTM ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020, có xét đến năm 2025” với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển

- Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại tuyến hành lang kinh tế trên cơ sở khai thác và phát huy các lợi thế địa - kinh tế, các tiềm năng và nguồn lực của mỗi địa phương và của hai thị trường Việt Nam - Trung Quốc, thúc đẩy việc xây dựng khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, đảm bảo phát triển kinh tế;

- Phân bố mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế hợp lý và có trọng điểm, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của các ngành kinh tế;

- Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế phù hợp với nhu cầu sử dụng dịch vụ bán buôn, bán lẻ và các dịch vụ phụ trợ, phù hợp với quy mô giao dịch, dòng vận động hàng hóa, điều kiện giao thông vận tải;

- Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế bền vững và hiệu quả theo hướng đa dạng hóa các thành phần tham gia đầu tư; kết hợp truyền thống với hiện đại và tuân thủ các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật đối với từng loại hình, tăng cường áp dụng các phương thức giao dịch hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng của các dịch vụ và thúc đẩy hiện đại hóa các ngành sản xuất;

- Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái và giữ vững an ninh quốc gia.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu chung

Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang nhằm tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho phát triển và hợp tác phát triển thương mại giữa các tỉnh/thành phố, giữa các doanh nghiệp dọc tuyến hành lang và doanh nghiệp nước thứ ba, đưa hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành điểm tăng trưởng mới của hợp tác kinh tế thương mại hai nước Việt Nam - Trung Quốc và phát huy vai trò quan trọng trong hợp tác kinh tế thương mại ASEAN - Trung Quốc.

- Tạo ra sức hấp dẫn của tuyến hành lang để thu hút đầu tư, thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế - thương mại giữa các tỉnh của Việt Nam với tỉnh Vân Nam và các tỉnh khác của Trung Quốc, các nước ASEAN, góp phần tăng trưởng ngành thương mại và phát triển kinh tế - xã hội;

- Xây dựng một cấu trúc hạ tầng thương mại hiện đại, tạo cơ sở phát huy vai trò của thương mại trong việc dẫn dắt các ngành sản xuất của các địa phương dọc tuyến và thu hút người lao động địa phương, đặc biệt là nông dân và đồng bào miền núi tham gia vào hoạt động thương mại;

- Bảo đảm cho các dòng lưu chuyển hàng hóa ổn định; kịp thời, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu tiêu dùng của các địa phương dọc tuyến, góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, giảm nhập siêu, tiến tới cân bằng xuất - nhập khẩu cả nước.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2015, hoàn thành một cách cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang, trong đó tập trung đầu tư một số trung tâm bán buôn, trung tâm trung chuyển và kho vận, trung tâm mua sắm và các siêu thị lớn. Công tác quản lý, khai thác các công trình hạ tầng thương mại đi vào nề nếp, xây dựng được môi trường cạnh tranh lành mạnh; trình độ và phương thức giao dịch được nâng cao, góp phần đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ toàn tuyến hành lang đạt tốc độ tăng bình quân 17,7%/năm; tổng kim ngạch xuất khẩu qua tuyến hành lang đạt tốc độ tăng bình quân 15,7%/năm; giá trị tăng thêm ngành thương mại trên toàn tuyến hành lang đạt tốc độ tăng bình quân 13,7%/năm giai đoạn 2011-2015.

- Đến năm 2020, hoàn thành cơ bản việc xây dựng các công trình hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang theo quy hoạch, bao gồm các Khu thương mại; Trung tâm bán buôn, Trung tâm trung chuyển và kho vận với đầy đủ chức năng; Chợ bán buôn nông sản; Sở giao dịch hàng hóa; Trung tâm mua sắm và siêu thị, góp phần thực hiện các mục tiêu:

+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ toàn tuyến hành lang đạt tốc độ tăng bình quân 18,5%/năm giai đoạn 2016-2020;

+ Tổng kim ngạch xuất khẩu trên toàn tuyến hành lang đạt tốc độ tăng bình quân 16,0%/năm giai đoạn 2016-2020.

+ Giá trị tăng thêm ngành thương mại trên toàn tuyến hành lang đạt tốc độ tăng bình quân 14,4%/năm giai đoạn 2016-2020.

- Đến năm 2025, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế có tính thống nhất, trình độ quản lý và kinh doanh hiện đại góp phần thúc đẩy tăng trưởng cao về lưu thông hàng hóa, dịch vụ.

3. Định hướng phát triển

3.1. Định hướng phát triển khu thương mại

Xây dựng các khu thương mại trở thành nơi hoạt động giao dịch, đàm phán thương mại, xuất - nhập khẩu hàng hóa, triển lãm hội chợ, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tư vấn, ăn uống, khách sạn, giải trí…

Trên tuyến hành lang sẽ phát triển 01 khu Thương mại – Công nghiệp Kim Thành trở thành trung tâm thương mại quốc tế, điểm khởi đầu và đột phá của tuyến hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là điểm đấu nối của Khu mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA).

3.2. Định hướng phát triển các trung tâm bán buôn

Xây dựng các trung tâm bán buôn để phục vụ cho các hoạt động giao dịch, đàm phán và bán buôn hàng hóa của các nhà sản xuất, cung ứng và các nhà bán buôn, bán lẻ trong và ngoài nước, cũng như các doanh nghiệp hỗ trợ phân phối bán buôn hàng hóa.

Nâng cao trình độ và tính chuyên nghiệp của dịch vụ bán buôn, tăng cường trang thiết bị hiện đại, xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cho việc phân phối hàng hóa thông qua việc ứng dụng các phương thức và kỹ thuật phân phối mới; thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực cho các trung tâm bán buôn theo hướng chuyên nghiệp hóa.

3.3. Định hướng phát triển các trung tâm trung chuyển và kho vận

Xây dựng các trung tâm trung chuyển và kho vận để tiếp nhận, lưu trữ, phân phối hàng hóa và công te nơ (container) phục vụ cho các hoạt động bán buôn, xuất - nhập khẩu hàng hóa đồng thời kiểm tra và thực hiện các thủ tục thông quan hàng hóa xuất - nhập khẩu cũng như cung cấp các dịch vụ vận tải, kho bãi, xếp dỡ, bao gói, giao nhận…

Chuyên nghiệp hóa các dịch vụ phụ trợ cùng với việc sử dụng các thiết bị, công nghệ tiên tiến; thu hút các nguồn lực vào phát triển các dịch vụ phụ trợ, hỗ trợ hoạt động trung chuyển hàng hóa và kho vận một cách đồng bộ theo từng đối tượng phục vụ.

3.4. Định hướng phát triển sở giao dịch hàng hóa

Xây dựng một số sở giao dịch hàng hóa tại các khu vực sản xuất tập trung, ở các chợ bán buôn, trung tâm bán buôn, khu vực cửa khẩu, đô thị lớn…, có các hoạt động giao dịch hàng hóa với khối lượng và tần suất giao dịch lớn để cung cấp cho các nhà sản xuất, kinh doanh thương mại và tạo công cụ giao dịch trực tuyến như các giao dịch chào mua, chào bán, cơ hội giao thương, tìm kiếm đối tác.

Hoạt động của các sở giao dịch hàng hóa tuân thủ các quy định tại Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa; Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Thông tư số 03/2009/TT-BCT ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Bộ Công Thương hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập và quy định chế độ báo cáo của Sở Giao dịch hàng hóa.

3.5. Định hướng phát triển chợ bán buôn nông sản

Xây dựng các chợ đầu mối bán buôn nông sản để đảm nhiệm chức năng như một trung tâm bán buôn, có điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật đảm bảo khả năng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho bán buôn hàng nông sản qui mô lớn, phạm vi rộng, có ảnh hưởng lớn đến sản xuất, tiêu dùng và hoạt động của các loại hình thương mại khác.

Phát triển các chợ bán buôn nông sản để cung cấp và trao đổi thông tin thị trường; tập hợp và phân phối nông sản; thực hiện vai trò điều tiết thị trường nông sản của nhà nước bằng việc áp dụng các phương thức giao dịch hiện đại (đấu giá, thanh toán điện tử, mạng thông tin…) cung cấp các dịch vụ phụ trợ phân phối hàng hóa và các dịch vụ chuyên môn khác.

3.6. Định hướng phát triển trung tâm mua sắm

Trung tâm mua sắm nơi có giao thông thuận lợi, được đặt tại các nơi giao thoa giữa thành thị và nông thôn, ở các khu đô thị trên tuyến hành lang nhằm cung cấp dịch vụ tổng hợp cho người tiêu dùng, bao gồm cả dịch vụ bán lẻ, dịch vụ giải trí, ăn uống và các dịch vụ phụ trợ cho mua bán hàng hóa.

Trung tâm mua sắm hoàn thành với nhiều loại hình thương mại phù hợp như: cửa hàng bách hóa, siêu thị, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng đồ hiệu, cửa hàng ăn nhanh… và các dãy cửa hàng khác, kết hợp với các dịch vụ ngân hàng, du lịch, ăn uống, giải trí…

4. Quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế

4.1. Quy hoạch khu thương mại

Trong giai đoạn 2011 – 2015 đầu tư xây dựng 01 khu Thương mại Công nghiệp Kim Thành (giai đoạn 2) trong khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai với diện tích 2.500 ha, vốn đầu tư khoảng 5.000 tỷ đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục - Bảng 1).

4.2. Quy hoạch Trung tâm bán buôn

- Trên đoạn tuyến Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ - Vĩnh Phúc quy hoạch xây dựng 05 trung tâm bán buôn với diện tích 130 ha, vốn đầu tư giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 2.600 tỷ đồng; giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 2.600 tỷ đồng.

+ Giai đoạn 2011 – 2015, đầu tư xây dựng mới 04 trung tâm bán buôn diện tích một trung tâm từ 5 – 50 ha.

+ Giai đoạn 2016 – 2020, đầu tư xây dựng mới 01 trung tâm bán buôn diện tích 5 ha và đầu tư giai đoạn II các trung tâm bán buôn đã đầu tư trong giai đoạn 2011 – 2015.

- Các dự án trung tâm bán buôn trên đoạn tuyến Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh thực hiện theo Quyết định số 7052/QĐ-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020, có xét đến năm 2025.

(Chi tiết tại Phụ lục - Bảng 2).

4.3. Quy hoạch trung tâm trung chuyển và kho vận

- Trên đoạn tuyến Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ - Vĩnh Phúc quy hoạch trong giai đoạn 2011 – 2015 đầu tư xây mới 03 trung tâm trung chuyển và kho vận với diện tích 350 ha, vốn đầu tư khoảng 6.200 tỷ đồng (01 trung tâm tại Lào Cai với diện tích 100 ha, 01 trung tâm tại Yên Bái với diện tích 50 ha và 01 trung tâm tại Vĩnh Phúc với diện tích 200 ha).

- Giai đoạn 2016 – 2020 đầu tư giai đoạn II các trung tâm trung chuyển và kho vận đã đầu tư trong giai đoạn 2011 – 2015 với số vốn khoảng 6.000 tỷ đồng.

- Các dự án trung tâm trung chuyển và kho vận trên đoạn tuyến Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh thực hiện theo Quyết định số 7052/QĐ-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020, có xét đến năm 2025.

(Chi tiết tại Phụ lục - Bảng 3).

4.4. Quy hoạch sở giao dịch hàng hóa

- Trên đoạn tuyến Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ - Vĩnh Phúc quy hoạch xây mới 08 Sở giao dịch hàng hóa trong giai đoạn từ 2011 – 2020 với diện tích 18.000 m2.

+ Giai đoạn 2011 – 2015, đầu tư xây mới 04 sở giao dịch hàng hóa với diện tích mỗi Sở giao dịch hàng hóa từ 1.000 m2 đến 5.000 m2.

+ Giai đoạn 2016 – 2020, đầu tư xây mới 04 sở giao dịch hàng hóa với diện tích 1.000 m2 đến 3.000 m2.

- Các dự án sở giao dịch hàng hóa trên đoạn tuyến Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh thực hiện theo Quyết định số 7052/QĐ-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2025.

(Chi tiết tại Phụ lục - Bảng 4).

4.5. Quy hoạch chợ bán buôn nông sản

- Trên đoạn tuyến Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ - Vĩnh Phúc quy hoạch xây dựng 07 chợ bán buôn nông sản gồm 01 chợ chuyên doanh và 06 chợ tổng hợp diện tích 93,23 ha, vốn đầu tư trong giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 110,5 tỷ đồng và giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 108,5 tỷ đồng.

+ Giai đoạn 2011 – 2015, đầu tư xây mới 03 chợ bán buôn nông sản tổng hợp với diện tích mỗi chợ từ 3 ha đến 80 ha. Nâng cấp 03 chợ bán buôn nông sản tổng hợp với diện tích 1,23 ha đến 3 ha.

+ Giai đoạn 2016 – 2020, đầu tư xây dựng mới 01 chợ chuyên doanh với diện tích 1,5 ha và tiếp tục đầu tư xây dựng các chợ bán buôn nông sản tổng hợp đã đầu tư trong giai đoạn 2011 – 2015.

- Các dự án chợ bán buôn nông sản trên đoạn tuyến Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh thực hiện theo Quyết định số 7052/QĐ-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế Lạn Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020, có xét đến năm 2025.

(Chi tiết tại Phụ lục - Bảng 5).

4.6. Quy hoạch trung tâm mua sắm

- Trên đoạn tuyến Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ - Vĩnh Phúc quy hoạch đầu tư xây dựng 28 trung tâm mua sắm (TTMS) với diện tích 754.900 m2, vốn đầu tư trong giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 3.580 tỷ đồng, giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 3.080 tỷ đồng. Trong đó 11 TTMS hạng II, 17 TTMS hạng III.

+ Giai đoạn 2011 – 2015, đầu tư xây mới 18 trung tâm mua sắm: 10 trung tâm mua sắm hạng II, 08 trung tâm mua sắm hạng III, diện tích mỗi trung tâm mua sắm hạng II từ 30.000 m2 đến 50.000 m2, diện tích mỗi trung tâm mua sắm hạng III từ 4.900 m2 đến 30.000 m2.

+ Giai đoạn 2016 – 2020, đầu tư xây dựng mới 01 trung tâm mua sắm hạng II với diện tích 30.000 m2, 09 trung tâm mua sắm hạng III với diện tích mỗi trung tâm mua sắm từ 10.000 m2 đến 50.000 m2 và tiếp tục đầu tư các trung tâm mua sắm hạng II đã đầu tư trong giai đoạn 2011 – 2015.

- Các dự án trung tâm mua sắm trên đoạn tuyến Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh thực hiện theo Quyết định số 7052/QĐ-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020, có xét đến năm 2025.

(Chi tiết tại Phụ lục - Bảng 6).

5. Tổng hợp và phân kỳ vốn đầu tư

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại đoạn tuyến Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ - Vĩnh Phúc khoảng 29.279 tỉ đồng, phân kỳ cho giai đoạn 2011 – 2015 khoảng 17.490,5 tỉ đồng và giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 11.788,5 tỉ đồng.

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại đoạn tuyến Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh được phê duyệt tại Quyết định số 7052/QĐ-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020, có xét đến năm 2025.

6. Các giải pháp, cơ chế chính sách chủ yếu

6.1. Các giải pháp

- Khuyến khích, thu hút và động viên mọi nguồn vốn xã hội hóa để xây dựng hệ thống hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế trong đó có nguồn vốn đầu tư nước ngoài, trước hết từ các nước ASEAN. Đối với các trung tâm mua sắm và siêu thị, khuyến khích các doanh nghiệp và nhân dân đầu tư với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Nguồn vốn từ ngân sách tham gia hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng thương mại được thực hiện theo các quy định hiện hành của Chính phủ.

- Các tỉnh, thành phố trên tuyến hành lang cần quy hoạch sử dụng đất cho từng loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, hỗ trợ các nhà đầu tư tiếp cận với các địa điểm được quy hoạch trong việc giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư…

- Tổ chức các trung tâm đào tạo về quản lý kết cấu hạ tầng thương mại. Chú trọng công tác đào tạo nghề phù hợp với trình độ và độ tuổi của người lao động; Tạo cơ hội cho các nhà quản lý học tập kinh nghiệm và áp dụng tiến bộ khoa học vào quản lý.

- Triển khai ứng dụng phương thức kinh doanh thương mại tiên tiến và hiện đại (mua hàng hóa và thanh toán qua mạng internet…), xây dựng hệ thống thông tin thương mại đáp ứng nhu cầu khai thác cho các doanh nghiệp; thiết lập mạng lưới thanh toán bằng thẻ điện tử tại các trung tâm thương mại, siêu thị, sở giao dịch hàng hóa…

6.2. Các chính sách

- Đối với các doanh nghiệp đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trong Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai được thực hiện cơ chế, chính sách tài chính, chính sách thuế theo các Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; Quyết định số 44/2008/QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế hoạt động của khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tỉnh Lào Cai; Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu.

- Chính sách tín dụng được áp dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng thương mại theo quy định của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công Thương:

- Công bố “Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đến năm 2020, có xét đến năm 2025” và tổ chức theo dõi, kiểm tra thực hiện quy hoạch.

- Phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách về xuất, nhập khẩu và buôn bán biên mậu với Trung Quốc tạo điều kiện phát huy hiệu quả của các công trình hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế.

2. Các Bộ, Ngành liên quan: theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trên tuyến hành lang thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Quy hoạch.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trên tuyến hành lang kinh tế:

Phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch, chỉ đạo xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thương mại theo quy hoạch trên địa bàn, phát triển hệ thống lưu thông hàng hóa, dịch vụ để vận hành có hiệu quả các công trình.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh/thành phố trên tuyến hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh/thành phố Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh;
- Các Vụ TTTN, TTMN, XNK, KV1; Cục CNĐP, Viện Nghiên cứu Thương mại thuộc Bộ Công Thương;
- Website  Bộ Công Thương;
- Lưu VT, KH

BỘ TRƯỞNG




Vũ Huy Hoàng

 

PHỤ LỤC

TỔNG HỢP CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI TUYẾN HÀNH LANG KINH TẾ LÀO CAI - HÀ NỘI - HẢI PHÒNG - QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 7052a/QĐ-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

Bảng 1. QUY HOẠCH KHU THƯƠNG MẠI

TT

Tên

Địa điểm

Diện tích (ha)

Vốn và giai đoạn đầu tư (Tỷ đồng)

Hình thức đầu tư

2011 – 2015

2016 – 2020

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

A

Toàn tuyến có 1 khu thương mại

 

2.500

5.000

 

 

B

Phân bố trên địa bàn

 

 

 

 

 

I

LÀO CAI

 

 

 

 

 

1

Khu thương mại - công nghiệp Kim Thành (Giai đoạn 2)

Trong khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai

2.500

2.500

 

Xây mới

 

Bảng 2. QUY HOẠCH TRUNG TÂM BÁN BUÔN (TTBB)

TT

Tên

Địa điểm

Diện tích (ha)

Vốn và giai đoạn đầu tư (Tỷ đồng)

Hình thức đầu tư

2011 – 2015

2016 – 2020

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

A

Đoạn tuyến có 5 TTBB

 

130

2.600

2.600

 

B

Phân bố trên địa bàn

 

 

 

 

 

I

LÀO CAI

 

 

 

 

 

1

TTBB + Kho TTHH xuất nhập khẩu

Khu Đông Phố Mới

5

200

 

Xây mới

II

YÊN BÁI

 

 

 

 

 

1

TTBB

Nằm trong Cụm TM-DV Âu Lâu - Thôn Nước Mát – X. Âu Lâu -  TP. Yên Bái

20

400

400

Xây mới

III

PHÚ THỌ

 

 

 

 

 

1

TTBB

Khu cảng Việt Trì – X. Phượng Lâu – TP. Việt Trì

50

1.000

1.000

Xây mới

2

TTBB

X. Phú Hộ (cạnh KCN Phú Hà)

5

 

200

Xây mới

IV

VĨNH PHÚC

 

 

 

 

 

1

TTBB

X. Sơn Lôi – H. Bình Xuyên (Gần điểm giao cắt của đường Cao tốc Lào Cai – Hà Nội với Quốc lộ 2)

50

1.000

1.000

Xây mới

Các dự án Trung tâm bán buôn trên đoạn tuyến Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh được phê duyệt tại Quyết định số 7052/QĐ-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

 

Bảng 3. QUY HOẠCH TRUNG TÂM TRUNG CHUYỂN VÀ KHO VẬN (TTTC&KV)

TT

Tên

Địa điểm

Diện tích (ha)

Vốn và giai đoạn đầu tư (Tỷ đồng)

Hình thức đầu tư

2011 – 2015

2016 – 2020

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

A

Đoạn tuyến có 3 TTTC&KV

 

350

6.200

6.000

 

B

Phân bố trên địa bàn

 

 

 

 

 

I

LÀO CAI

 

 

 

 

 

1

TTTC&KV

Trong Khu Thương mại – Công nghiệp Kim Thành (mở rộng)

100

2.000

2.000

Xây mới

II

YÊN BÁI

 

 

 

 

 

1

TTTC&KV

Gần điểm giao cắt Km 150+200 xã An Thịnh, huyện Văn Yên

50

200

 

Xây mới

III

VĨNH PHÚC

 

 

 

 

 

1

TTTC&KV

X. Sơn Lôi – H. Bình Xuyên (Gần điểm giao cắt của đường Cao tốc Lào Cai - Hà Nội với Quốc lộ 2)

200

4000

4000

Xây mới

Các dự án Trung tâm trung chuyển và kho vận trên đoạn tuyến Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh được phê duyệt tại Quyết định số 7052/QĐ-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thuơng.

 

Bảng 4. QUY HOẠCH SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA

TT

Tên

Địa điểm

Diện tích (m2)

Giai đoạn đầu tư

Hình thức đầu tư

2011 – 2015

2016 – 2020

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

A

Đoạn tuyến có 8 Sở giao dịch hàng hóa

 

18.000

 

 

 

B

Phân bố trên địa bàn

 

 

 

 

 

I

LÀO CAI

 

 

 

 

 

1

Sở giao dịch hàng hóa

Khu Thương mại - Công nghiệp Kim Thành, khu vực cửa khẩu Lào Cai

5.000

x

 

Xây mới

2

Sở giao dịch nông sản

Chợ BBNS tổng hợp – TX. Cam Đường

1.000

 

x

Xây mới

II

YÊN BÁI

 

 

 

 

 

1

Sở giao dịch hàng hóa

Trong TTBB thuộc Khu TM – DV tổng hợp X. Âu Lâu - TP. Yên Bái

3.000

 

x

Xây mới

2

Sở giao dịch nông sản

Chợ BBNS tổng hợp tại TT. Cổ Phúc

1.000

x

 

Xây mới

III

PHÚ THỌ

 

 

 

 

 

1

Sở giao dịch hàng hóa

Trong TTBB tại TP. Việt Trì

3.000

x

 

Xây mới

2

Sở giao dịch nông sản

Trong chợ BBNS tổng hợp tại TT. Cẩm Khê

1.000

 

x

Xây mới

IV

VĨNH PHÚC

 

 

 

 

 

1

Sở giao dịch hàng hóa

Trong TTBB tại Sơn Lôi – H. Bình Xuyên

3.000

 

x

Xây mới

2

Sở giao dịch nông sản

Trong chợ BBNS tổng hợp tại X. Tân Tiến, Lũng Hòa – H. Vĩnh Tường

1.000

x

 

Xây mới

Các dự án Sở giao dịch hàng hóa trên đoạn tuyến Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh được phê duyệt tại Quyết định số 7052/QĐ-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương

 

Bảng 5. QUY HOẠCH CHỢ BÁN BUÔN NÔNG SẢN (BBNS)

TT

Tên

Địa điểm

Diện tích (ha)

Loại hình (tổng hợp/ chuyên doanh)

Vốn và giai đoạn đầu tư (Tỷ đồng)

Hình thức đầu tư

2011 – 2015

2016 – 2020

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

A

Đoạn tuyến có 7 chợ BB

 

93,23

 

110,5

108,5

 

B

Phân bố trên địa bàn

 

 

 

 

 

 

I

LÀO CAI

 

 

 

 

 

 

1

Chợ BBNS

Bắc Hà

3

Tổng hợp

10

20

Nâng cấp cải tạo

2

Chợ BBNS tổng hợp

TX. Cam Đường

3

Tổng hợp

10

20

Xây mới

II

YÊN BÁI

 

 

 

 

 

 

1

Chợ BBNS tổng hợp

TT. Cổ Phúc – H. Trấn Yên

1,23

Tổng hợp

16

 

Nâng cấp cải tạo

III

PHÚ THỌ

 

 

 

 

 

 

1

Chợ Mè

Thị xã Phú thọ

1,5

Tổng hợp

19,5

 

Nâng cấp cải tạo

2

Chợ BBNS

TP. Việt Trì

3

Tổng hợp

20

19

Xây mới

3

Chợ BB Rau quả

TT. Cẩm Khê – H. Cẩm Khê

1,5

Chuyên doanh

 

19,5

Xây mới

IV

VĨNH PHÚC

 

 

 

 

 

 

1

Chợ BBNS tổng hợp

X. Tân Tiến, Lũng Hòa – H. Vĩnh Tường

80

Tổng hợp

35

30

Xây mới

Các dự án Chợ bán buôn nông sản trên đoạn tuyến Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh được phê duyệt tại Quyết định số 7052/QĐ-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

 

Bảng 6. QUY HOẠCH TRUNG TÂM MUA SẮM (TTMS)

TT

Tên

Địa điểm

Quy mô (hạng)

Diện tích (m2)

Vốn và giai đoạn đầu tư (Tỷ đồng)

Hình thức đầu tư

2011 – 2015

2016 – 2020

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

A

Đoạn tuyến có 28 TTMS

 

 

754.900

3.580

3.080

 

B

Phân bố trên địa bàn

 

 

 

 

 

 

I

LÀO CAI

 

 

 

 

 

 

1

TTMS

KĐT mới Lào Cai – Cam Đường

2

30.000

300

 

Xây mới

2

TTMS

Phố Lu – H. Bảo Thắng

3

10.000

 

100

Xây mới

3

TTMS

Tằng Loỏng – H. Bảo Thắng

3

10.000

100

 

Xây mới

4

TTMS

TT. Khánh Yên – H. Văn Bàn

3

10.000

 

100

Xây mới

II

YÊN BÁI

 

 

 

 

 

 

1

TTMS Hồng Hà

Đường Nguyễn Thái Học - P. Hồng Hà, TP. Yên Bái

3

4.900

60

 

Xây mới

2

TTMS Km 5

Khu trung tâm Km 5

2

30.000

300

 

Xây mới

3

TTMS

Nằm trong cụm TM-DV tổng hợp Âu Lâu – TP. Yên Bái

3

10.000

 

60

Xây mới

4

TTMS Mậu A

TT. Mậu A – H. Văn Yên

3

10.000

 

100

Xây mới

5

TTMS

Khu TM - DV An Thịnh – X. An Thịnh – H. Văn Yên

3

10.000

 

60

Xây mới

6

TTMS

Khu TM - DV Đông An – X. Đông An – H. Văn Yên

3

10.000

 

60

Xây mới

7

TTMS Cổ Phúc

TT. Cổ Phúc – H. Trấn Yên

2

30.000

 

300

Xây mới

8

TTMS

Khu TM - DV Minh Quân - X. Minh Quân - H. Trấn Yên

3

10.000

 

60

Xây mới

III

PHÚ THỌ

 

 

 

 

 

 

1

TTMS

Tại điểm dừng chân của đường Xuyên Á, nút xuống tại X. Phượng Lâu - Việt Trì

3

30.000

300

 

Xây mới

2

TTMS

Trong KĐT phía Tây Nam TP. Việt Trì (810 ha)

2

50.000

250

250

Xây mới

3

TTMS

Trong KĐT phía Đông TP. Việt Trì (318 ha)

2

50.000

250

250

Xây mới

4

TTMS

Trong KĐT phường Bạch Hạc – TP. Việt Trì (318 ha)

2

50.000

250

250

Xây mới

5

TTMS

Trong KĐT phía Đông Bắc TP. Việt Trì (160 ha)

2

50.000

250

250

Xây mới

6

TTMS

Trong KĐT phía Nam TP. Việt Trì (183 ha)

2

50.000

250

250

Xây mới

7

TTMS

Tại KCN - đô thị - dịch vụ Phú Hà, X. Phú Hộ, Phú Thọ

2

50.000

250

250

Xây mới

8

TTMS

TT. Hạ Hòa – H. Hạ Hòa

3

10.000

100

 

Xây mới

9

TTMS

X. Phương Xá – H. Cẩm Khê

2

50.000

250

250

Xây mới

10

TTMS

Tại TT. Sông Thao (khu vực mở rộng) - H. Cẩm Khê

3

10.000

100

 

Xây mới

11

TTMS

TT. Lâm Thao - H. Lâm Thao

3

10.000

100

 

Xây mới

IV

VĨNH PHÚC

 

 

 

 

 

 

1

TTMS Phúc Yên

Trung tâm TX. Phúc Yên (Gần quốc lộ 2)

2

50.000

250

250

Xây mới

2

TTMS Hương canh

TT. Hương Canh – H. Bình Xuyên (Gần quốc lộ 2)

3

10.000

120

 

Xây mới

3

TTMS Hà Tiên

TP. Vĩnh Yên

3

10.000

100

 

Xây mới

4

TTMS Hợp Châu

TT. Hợp Châu – H. Tam Đảo (Quốc lộ 2B)

3

50.000

 

120

Xây mới

5

TTMS Hợp Hòa

TT. Hợp Hòa – H. Tam Dương (Quốc lộ 2C)

3

50.000

 

120

Xây mới

Các dự án Trung tâm mua sắm trên đoạn tuyến Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh được phê duyệt tại Quyết định số 7052/QĐ-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương./.